Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Với tỉ lệ người mắc tiểu đường ngày càng cao như hiện nay, việc tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh tiểu đường là rất cần thiết.
1. Tiểu đường là gì? Có nguy hiểm hay không?
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính. Người mắc tiểu đường luôn có lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường bởi cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc tiểu đường, cơ thể không thể chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm hấp thu hàng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Lâu dần, đường tích tụ trong máu ngày càng nhiều, dẫn đến việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thị lực, thần kinh và kéo theo nhiều bệnh lý cũng như biến chứng nghiêm trọng khác.
2. Những cách để phòng tránh bệnh tiểu đường
2.1 Theo dõi cân nặng thường xuyên
Theo các chuyên gia y tế, người thừa cân và béo phì là nhóm người có nguy cơ cao mắc phải bệnh tiểu đường. Do đó, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo, nâng cao sức khỏe và đặc biệt là phòng ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một mẹo nhỏ là uống 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút và giảm khẩu phần ăn để tránh tăng cân không mong muốn.
2.2 Uống đủ nước
Đôi khi cơ thể bạn sẽ không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, việc bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường. Tuy nhiên, tùy theo trạng thái cơ thể mà bạn chỉ nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Nếu uống nước quá nhiều sẽ gây nên gánh nặng cho thận và dẫn đến việc mắc một số bệnh lý khác liên quan.

2.3 Tăng cường ăn rau xanh
Trong rau xanh có nhiều chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp cơ thể chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn. Do đó, bạn nên ưu tiên các loại rau xanh trong bữa ăn. Bên cạnh đó, việc bổ sung quế vào thực đơn mỗi ngày cũng được các chuyên gia y tế khuyến cáo bởi thực phẩm này có khả năng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định và được xem như cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tốt.
2.4 Không xem tivi khi ăn
Theo các khảo sát và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng, thói quen xem tivi trong bữa ăn khiến bạn ăn nhiều hơn. Ngoài ra, việc hạn chế dùng các loại bánh kẹo hoặc nước ngọt có ga để tráng miệng sau bữa ăn giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.
2.5 Kiểm soát stress
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Ngồi thiền và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn. Bạn cũng có thể cân bằng cuộc sống và phòng ngừa tiểu đường cũng như nhiều căn bệnh khác bằng cách tham gia các câu lạc bộ theo sở thích cá nhân để thỏa mãn đam mê trong cuộc sống.
2.6 Ngủ đủ giấc
Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong cuộc sống và có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
3. Bí quyết sống thọ của người Đức
Người Đức là một trong những dân tộc có tinh thần thép và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Ngoài ra, với lối sống khoa học, người Đức cũng nổi tiếng là một trong những quốc gia sống thọ nhất thế giới.
3.1 Thường xuyên sử dụng tỏi cho các bữa ăn
Trong ẩm thực Đức, tỏi là gia vị không thể thiếu. Ngoài việc có tác dụng như một gia vị, tỏi còn có vai trò như chất kháng sinh tự nhiên với hàm lượng allicin giúp ức chế vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
3.2 Uống trà xanh hoa quả hàng ngày
Trước đây, người Đức khá thích uống cà phê, tuy nhiên trong những năm gần đây, trà xanh trở thành thức uống yêu thích nhất. Thông thường, họ sẽ cho thêm dầu hoặc lô hội vào trà xanh để tăng thêm hương vị. Theo các chuyên gia y tế, uống trà xanh có thể phòng tránh các bệnh liên quan đến tim mạch và giảm nguy cơ mắc ung thư.

Không những thế, chúng còn có tác dụng giải độc, đồng thời ức chế sự lan rộng của ung bướu, giảm cơ hội di căn của tế bào ung thư.
3.3 Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Một xu hướng mới của người tiêu dùng trong việc bảo vệ sức khỏe chính là dùng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ. Với tiêu chí phòng bệnh hơn chữa bệnh, các loại thực phẩm chức năng được bào chế từ các loại dược liệu thiên nhiên chính là trợ thủ đắc lực để bạn bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, các loại thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Mặt khác, việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng cần phải đảm bảo liều lượng thích hợp để sản phẩm có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể, bạn nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Ngoài ra, việc đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm cũng là điều nên làm cho bản thân và gia đình.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
7 Lưu ý khi cho trẻ đi chơi trung thu mà bạn nên biết.
Thiếu vi chất nào dễ làm trẻ chậm lớn, hay ốm vặt
Biếng ăn sinh lý ở trẻ và 04 cách vượt qua
Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ
Có nên sử dụng siro tăng sức đề kháng cho bé không?
Rối loạn tăng động giảm chú ý và những điều cần biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ sớm có lợi ích gì? Làm sao để biết khi nào trẻ đói?
Suy dinh dưỡng cấp tính – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
“Triệu chứng mầm non” – Khi bé cứ tới lớp là ốm
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
Vitamin tổng hợp là gì? Có nên dùng vitamin tổng hợp cho bé?
Siro cho trẻ biếng ăn có thực sự là sự lựa chọn an toàn?
7 cách tăng đề kháng cho bé giai đoạn giao mùa
Review những loại siro ăn ngon cho bé được mẹ tin dùng