Đau cổ tay khi đánh cầu lông là một tình trạng chấn thương khá phổ biến. Nó xuất hiện ở cả vận động viên nghiệp dư và chuyên nghiệp. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bị đau cổ tay khi đánh cầu thì bạn nên được điều trị sớm để tránh biến chứng về sau.
1. Vì sao bạn bị đau cổ tay khi đánh cầu lông?
Đau cổ tay khi đánh cầu lông thường xuất phát từ 5 nguyên nhân chủ yếu sau:
1.1. Không khởi động khớp kỹ
Trước khi chơi bất cứ môn thể thao nào, bạn cũng cần khởi động kỹ. Điều này không chỉ giúp máu lưu thông tốt mà còn giúp các cơ dẻo dai hơn nữa. Ngược lại nếu không khởi động mà cử động mạnh đột ngột. Bạn sẽ dễ gặp chấn thương do áp lực đè lên dây chằng khiến các cơ bị căng.
1.2. Vợt cầu lông không phù hợp khiến bạn bị đau cổ tay khi đánh cầu lông
Vợt là dụng cụ không thể thiếu trong một trận đấu. Việc cầm một chiếc vợt quá nhẹ hoặc quá nặng cũng có thể khiến bạn đau cổ tay khi đánh cầu lông. Vì các nhóm cơ ở cổ tay sẽ phải chịu áp lực lớn hơn bình thường.

1.3. Hoạt động quá sức
Dù là nhóm cơ nào thì cũng cần nghỉ ngơi sau khi luyện tập liên tục. Việc chơi ở cường độ cao sẽ khiến cổ tay phải hoạt động quá mức. Điều này cũng tăng nguy cơ chấn thương cho cổ tay bạn.
1.4. Chấn thương khi té ngã hoặc va chạm
Nếu bạn quá tập trung chơi mà không chú ý xung quanh. Bạn rất có khả năng sẽ bị ngã hoặc va chạm với người khác. Cổ tay thường là bộ phận dùng để chống đỡ khi ngã. Do đó, bạn sẽ dễ bị trật khớp, bong gân và cảm thấy đau cổ tay khi đánh cầu lông.
1.5. Do sai kỹ thuật
Đối với người mới, việc thực hiện sai kỹ thuật là rất bình thường. Ví dụ như cầm vợt ở chuôi khiến vợt tuột ra khỏi tay đập cầu. Còn nếu bạn cầm đặt ngón trỏ dọc theo thân khi cầm vợt sẽ khiến lực đánh yếu đi và làm bị đau cổ tay khi đánh cầu.

2. Cách xử trí nhanh khi bị đau cổ tay
2.1. Chườm đá lạnh nếu bị đau cổ tay khi đánh cầu
Hãy chườm đá lạnh ngay sau khi bị chấn thương. Bởi đá lạnh sẽ giúp giảm sưng tấy, giảm máu tích tụ. Thời gian hiệu quả nhất để áp dụng phương pháp này là 48 giờ đầu sau chấn thương. Lưu ý không để đá trực tiếp vào vùng bị thương. Bạn nên bọc đá vào miếng vải mỏng và chườm trong 20 phút.

2.2. Nghỉ ngơi
Bạn nên nghỉ ngơi nếu bị đau cổ tay khi đánh cầu lông. Thời điểm này bạn nên hạn chế hoạt động cổ tay và để thời gian cho cổ tay phục hồi một cách tốt nhất.
2.3. Cố định cổ tay
Nếu bạn bị chấn thương, hãy bảo vệ cổ tay thật tốt tránh bị va chạm khiến chấn thương trở nặng hơn. Bạn cũng có thể đến các cơ sở y tế để để được hỗ trợ nẹp cổ tay nếu cần thiết.
2.4. Nâng cao cổ tay
Sau khi chấn thương, bạn nên giữ cổ tay ở vị trí cao hơn tim. Như vậy, máu có thể lưu thông dễ dàng tới cổ tay. Điều này sẽ khiến cổ tay bạn đỡ sưng và giảm bầm tím hơn.

3. Cách hạn chế tình trạng đau cổ tay khi đánh cầu lông?
Để có thể hạn chế tình trang đau cổ tay khi đánh cầu lông, bạn nên lưu ý một số điều như sau:
- Khởi động đầy đủ và đúng cách trước khi bắt đầu chơi. Hãy đánh thức các cơ sau trạng thái nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp các khớp và cơ của bạn hoạt động linh hoạt hơn, phạm vi di chuyển của khớp tăng. Từ đó, giảm nguy cơ chấn thương cổ tay khi chơi cầu.
- Thực hiện massage cổ tay sau khi chơi. Một số bài tập cổ tay có thể giúp giải phóng các nút cơ và rửa trôi các chất cặn bã trong cơ bắp. Tuy nhiên, bạn cần xoa bóp đúng cách để tránh căng cơ.
- Hãy lựa chọn vợt phù hợp với cơ thể. Đồng thời, luyện tập tư thế cầm vợt và di chuyển đúng cách để tránh chấn thương hay va chạm.
- Sắp xếp thời gian luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng cơ và chấn thương.
- Luôn sử dụng nẹp cổ tay hoặc băng dán cơ khi tham gia đánh cầu.
- Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn giảm chấn thương. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và bổ sung đủ protein cho cơ bắp thêm khỏe mạnh.
4. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Joints ULTRA – giải pháp hỗ trợ cho khớp xương luôn chắc khỏe và linh hoạt
Đau cổ tay khi đánh cầu lông cũng có thể là dấu hiệu cho một bệnh lý xương khớp nào đó. Nếu bị đau cổ tay khi đánh cầu trong thời gian dài, bạn nên tham khảo các ý kiến từ chuyên gia hoặc bác sĩ. Để các bệnh lý về xương khớp không còn là nỗi lo lắng, hãy tham khảo ngay thực phẩm bảo vệ sức khỏe Joints ULTRA.
Sản phẩm hỗ trợ bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết giúp xương khớp của bạn luôn linh hoạt và dẻo dai. Đặc biệt, sản phẩm dành riêng cho đối tượng là những người có vấn đề về xương khớp và những người thường xuyên chơi thể thao.

—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả