Nám tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến chị em phụ nữ tự ti, lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng Doppelherz tìm hiểu về những dấu hiệu của nám và cách điều trị nám hiệu quả nhé.
Nám da là gì?
Nám da là tình trạng da đột nhiên xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sẫm màu, thường là màu nâu đen nhưng cũng có đôi khi là màu vàng, nâu vàng hoặc nâu sáng. Nám thường tập trung thành từng mảng, phân bổ chủ yếu ở những vùng da mỏng, nhạy cảm như hai bên gò má, cằm, mũi, trán,…
Bản chất của hiện tượng nám da này là do sự tăng sinh quá mức của các hắc sắc tố melanin nằm ở lớp đáy và trung biểu bì làn da. Ngoài ra, nám thường dễ xuất hiện và dễ nhìn thấy ở những người có làn da trắng, mỏng và yếu hơn là những người sở hữu làn da khỏe. Nám không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người, nhưng làm mất thẩm mỹ và khiến phụ nữ tự ti hơn. Theo thời gian, nám thường có xu hướng lan rộng ra và sậm màu dần lên, thậm chí lan ra các vùng da xung quanh khác và khó chữa trị dứt điểm.
Thông thường, nám được chia làm 3 loại:
- Nám từng mảng: Đây là loại nám xuất hiện phổ biến ở trán, 2 bên gò má với từng mảng màu khá nhạt. Đây cũng là loại nám dễ điều trị dứt điểm nhất do nám chỉ nằm ở lớp biểu bì của da. Nguyên nhân xuất hiện loại nám từng mảng này là do da phải tiếp xúc trực tiếp lâu ngày với ánh nắng mặt trời, không khí ô nhiễm, dùng thuốc tránh thai hoặc mỹ phẩm kém chất lượng trong thời gian dài,…
- Nám đốm: Khác với nám từng mảng, dấu hiệu bị nám đốm dễ nhận thấy nhất là nám xuất hiện thành từng đốm nhỏ và sậm màu hơn, thường là màu nâu đen. Nếu soi da trên máy có thể dễ dàng nhận thấy chân nám nằm sâu trong da. Đây là loại nám rất khó chữa trị và nếu có thể chữa trị cũng dễ tái lại. Nguyên nhân hình thành loại nám này thường là do yếu tố di truyền, thay đổi nội tiết tố, hormone thay đổi đột ngột,…
- Nám da hỗn hợp: Đây là tình trạng da xuất hiện cả hai loại nám trên. Loại nám này phức tạp ở chỗ cần điều trị riêng biệt cho những vùng da bị nám khác nhau.
Dấu hiệu của nám da mặt
Sạm da – dấu hiệu bị nám da mặt sớm và dễ nhận biết nhất
Chúng ta thường thấy nám tự nhiên xuất hiện trên da nhưng không hề biết trước khi nám được hình thành thì luôn có một khoảng thời gian da mặt có những biểu hiện của nám khá rõ rệt. Cụ thể, da thường xuyên xuất hiện tình trạng sạm đi hoặc xỉn màu một cách nghiêm trọng.
Thông thường, biểu hiện của nám da mặt đầu tiên này sẽ xuất hiện thường xuyên, liên tục bất kể bạn có chăm sóc như thế nào đi nữa trong khoảng 6 tháng – 1 năm, tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của bạn. Sau thời gian này, nám sẽ hình thành khá rõ nét trên da và có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Hai bên gò má, mũi, cằm, trán là những vị trí nám thường hay xuất hiện nhất. Do vậy chị em cần đặc biệt lưu ý đến những vùng da này, nếu thấy bắt đầu có những dấu hiệu bị nám da mặt thì phải tập trung ngăn ngừa và điều trị càng sớm càng tốt.
Da xuất hiện những mảng sậm màu
Đây là dấu hiệu của nám khá dễ nhận biết để phân biệt với da bị tàn nhang. Thông thường, tàn nhang sẽ bắt đầu xuất hiện trên da từ những đốm nhỏ li ti và to dần. Trong khi đó, nám xuất hiện theo từng mảng và bắt đầu với một màu gần như rất nhạt, không thể thấy bằng mắt thường. Vì vậy, nếu chị em thấy da đột nhiên xuất hiện những mảng sẫm màu hơn bình thường thì đó chính là biểu hiện của nám da mặt.
Nếu không để ý kỹ, chị em sẽ không thể phát hiện được những dấu hiệu bị nám này và không có những biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời. Sau một thời gian ngắn, những mảng da sậm màu này sẽ càng ngày càng đậm lên khiến chị em mặc cảm, tự ti với làn da của mình.
Da khô
Sau tuổi 30, đặc biệt là sau giai đoạn mãn kinh, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy tình trạng da khô ráp, thiếu độ ẩm nhưng lại cho rằng đây là biểu hiện bình thường và không quá để ý đến nó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, tình trạng khô da kéo dài có sẽ làm cho da kém sức sống, khiến các tế bào da yếu đi, kết hợp với nhiều yếu tố bên ngoài khác gây ra nám.
Dấu hiệu của nám là khô da này thường đi kèm nhiều vấn đề khác về da. Do vậy chị em nên chăm sóc da thật tốt để để ngăn ngừa và phòng tránh những biểu hiện của nám này.
Các dấu hiệu của lão hóa
Da bị lão hóa cũng là một trong những dấu hiệu bị nám mà nhiều chị em bỏ qua. Lão hóa làm da kém sắc hơn, giảm khả năng tự sản sinh collagen của da, giảm độ đàn hồi da, khiến da yếu đi và tạo cơ hội cho nám phát triển.
Trong khi đó, tuổi tác càng lớn thì tốc độ lão hóa da càng nhanh, quá trình phục hồi da cũng trở nên khó khăn hơn nhiều. Vậy nên, ngay khi chị em cảm nhận được những dấu hiệu lão hóa đầu tiên trên da mình thì nên lưu ý để có chế độ chăm sóc da thật tốt, phòng tránh những biểu hiện của nám da.
Các đốm nám màu nâu đen, nâu vàng, vàng xuất hiện trên da
Khi các đốm màu bắt đầu xuất hiện xung quanh hai gò má, mũi, trán, cằm,… là lúc bạn có thể chắc chắn bản thân đã bị nám da. Dấu hiệu bị nám này thường xuất hiện do rối loạn tăng sắc tố melanin khi các vùng da mỏng, nhạy cảm phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc do các nguyên nhân về nội tiết khác. Đặc biệt, các mảng, đốm nám này thường đối xứng 2 bên, có màu sắc khá đậm và kích thước không đồng đều. Nếu không được điều trị kịp thời, các dấu hiệu của nám da mặt này sẽ nhanh chóng lan rộng ra các vùng da khác xung quanh và có xu hướng đậm màu dần lên theo thời gian, đặc biệt là vào mùa hè.
Cách phòng ngừa và điều trị khi có các biểu hiện của nám da mặt
Nám da và các biểu hiện của nám da mặt không bỗng nhiên xuất hiện khi bạn mới sinh ra, thậm chí là cả khi ở tuổi dậy thì thì những dấu hiệu của nám này cũng rất ít thấy. Chúng thường chỉ xảy ra ở những chị em phụ nữ ngoài 30 tuổi hoặc bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh,… Ngoài việc nhận biết và phân biệt từng loại nám da, nguyên nhân và dấu hiệu của nám da mặt, chị em cũng cần lưu ý tới những điểm sau.
Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ da, tránh các tác động từ môi trường bên ngoài
Để phòng tránh nám da và các dấu hiệu của nám, chị em nên hạn chế tối đa việc để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì tia cực tím là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nám xuất hiện và làm trầm trọng thêm các biểu hiện của nám da mặt như khô da, lão hóa sớm,…. Trước khi ra đường chị em nên che chắn cẩn thận làn da bằng áo chống nắng và bôi kem chống nắng thường xuyên.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần thường xuyên vệ sinh da mặt bằng nước sạch và mỹ phẩm chuyên dụng, đắp mặt nạ dưỡng da để cung cấp cho da các loại dưỡng chất từ bên ngoài.
Tăng cường bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể
Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất từ bên ngoài, chị em cũng cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ những loại vitamin cần thiết để tăng cường, bảo vệ sức khỏe làn da, phòng ngừa và hạn chế các dấu hiệu của nám như các loại vitamin A, B, C, E, B12,…
Thêm vào đó, cần uống đủ nước, tránh các loại thức ăn cay nóng, các chất kích thích làm da mỏng và yếu đi, gây rối loạn hormone, khiến các biểu hiện của nám da mặt dễ xuất hiện hơn.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Việc lạm dụng mỹ phẩm khi da có biểu hiện của nám là rất nguy hiểm bởi nó có thể gây tổn thương cho da. Thậm chí với những chị em chưa có dấu hiệu bị nám đã dùng mỹ phẩm mà không nghiên cứu kỹ lưỡng có thể khiến da trở nên mỏng đi, nhạy cảm hơn với các tác động từ môi trường bên ngoài và xuất hiện nám da. Những người đã bị nám hoặc biểu hiện của nám đã rõ rệt, cách chăm sóc da tốt nhất cũng là hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Nếu lạm dụng cũng có thể vô tình làm nám phát triển nhiều hơn và lan rộng ra theo cấp số nhân.
Tránh căng thẳng, mệt mỏi
Stress, mệt mỏi cũng là một trong những yếu tố khiến nám và các dấu hiệu của nám da mặt xuất hiện nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi căng thẳng gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hồi phục và tái tạo da, đặc biệt là hồi phục và tái tạo những vùng da có dấu hiệu bị nám. Do vậy chị em nên sắp xếp thời gian và công việc của mình sao cho phù hợp để có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý nhất cũng như hạn chế lo lắng, căng thẳng để phòng tránh các biểu hiện của nám da.
Hy vọng với những thông tin mà Doppelherz chia sẻ, chị em đã hiểu thêm được về nám và những dấu hiệu của nám để có thể ngăn ngừa và điều trị nám hiệu quả, trả lại cho làn da vẻ đẹp như tuổi đôi mươi.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN