Kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt là tình trạng không chỉ gây ra những phiền toái trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm mẹ của các chị em phụ nữ. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nhận biết nguyên nhân kinh không đều và có những biện pháp khắc phục kịp thời.
1. Kinh nguyệt không đều là gì?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường kéo dài từ 28-32 ngày, số ngày hành kinh kéo dài khoảng 3-7 ngày với tổng lượng máu kinh nguyệt từ 50-80 ml.
Kinh nguyệt không đều là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không tuân theo chu kỳ nhất định, có thể đếm sớm hoặc muộn hơn, thậm chí là vô kinh, lượng máu kinh, màu sắc thay đổi bất thường.
Kinh nguyệt có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản mà gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài thì cần đặc biệt lưu ý, bởi nó có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
2. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến nữ giới cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí gây ra tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Chị em hãy lưu tâm những nguyên nhân chính dẫn đến kinh không đều để có biện pháp khắc phục đúng và kịp thời:
2.1. Do rối loạn nội tiết tố nữ
Ở phụ nữ, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng có vai trò điều hành quá trình sản xuất hormone nội tiết tố nữ, chỉ huy chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng Vì vậy, những rối loạn của nội tiết tố nữ chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
2.2. Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc chữa tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc trầm cảm,… có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Không chỉ vậy, chúng còn gây nên những cơn đau bụng dữ dội, khiến bạn cảm thấy khó chịu vào mỗi kỳ kinh nguyệt.
2.3. Do nữ giới bước vào giai đoạn dậy thì
Trong giai đoạn dậy thì, hormone sinh dục chưa ổn định do cơ thể đang bước vào giai đoạn chuyển đổi. Vì thế, những bạn nữ đang trong tuổi dậy thì thường gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Lượng máu có thể ra quá nhiều hoặc quá ít, số ngày hành kinh cũng không theo một chu kỳ nhất định.
2.4. Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thường bị rối loạn kinh nguyệt
Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh khiến nội tiết tố nữ có sự sụt giảm nguyên trọng, cơ thể ít tiết estrogen và progesterone hơn. Từ đó, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, bước sang tuổi mãn kinh, cơ thể sẽ hoàn toàn không có kinh nguyệt nữa.
2.5. Do stress, căng thẳng kéo dài
Thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol – đây là một loại hormone gây rối loạn quá trình sản xuất nội tiết tố nữ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới.
2.6. Phụ nữ khi mang thai và sinh con
Phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng mất kinh, hoặc ít ra máu. Phụ nữ đang cho con bú cũng có kinh nguyệt rất ít hoặc không có kinh nguyệt. Thế nhưng, mọi người có thể yên tâm, bởi vì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau khi mẹ cai sữa cho con.
2.7. Do mắc các bệnh phụ khoa
Kinh nguyệt không đều là triệu chứng cho thấy cơ thể có thể đang mắc một số bệnh phụ khoa như: hội chứng đa nang buồng trứng, u xơ tử cung,… Những bệnh lý trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
3. Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới?
Kinh nguyệt không đều có thai không? Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều là gì? Chu kỳ kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Đây là vấn đề lo lắng của nhiều chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu những ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đối với sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới để có biện pháp khắc phục, chữa trị kịp thời:
- Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, gây ra một loạt những thay đổi về sức khỏe, tâm sinh lý, nhan sắc ở nữ giới như: lão hóa da, nổi mụn, bốc hỏa, mất ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường,…
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, trí nhớ kém, dễ mắc các bệnh về xương khớp.
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khiến phụ nữ bị mất máu nhiều, xanh xao, thường xuyên chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh,…
- Kinh nguyệt không đều vẫn có thể có thai, tuy nhiên, có thể làm giảm khả năng thụ thai, khiến chị em khó mang thai hơn.
- Nếu không được khắc phục kịp thời, rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến tình trạng hiếm muộn, vô sinh, mọi người cần đặc biệt lưu ý để có biện pháp chữa trị kịp thời.
4. Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều
- Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn đa dạng thực phẩm, chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để có một cơ thể khỏe mạnh, giúp điều hòa nội tiết tố nữ trong cơ thể được ổn định giúp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu ổn định, loại bỏ vấn đề rối loạn nội tiết.
- Uống nhiều nước: Nước không chỉ có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố mà còn hỗ trợ trong việc điều hòa kinh nguyệt. Chị em phụ nữ nhớ bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích cũng là cách để kinh nguyệt đều đặn. Bởi vì những chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,… không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hormone cơ thể. Hạn chế sử dụng chất kích thích là biện pháp hữu hiệu để cân bằng nội tiết, duy trì kinh nguyệt đều đặn.
- Sử dụng viên uống điều kinh nguyệt để giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn, đồng thời, giảm triệu chứng đau bụng kinh, những khó chịu vào mỗi kỳ kinh nguyệt.
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aktiv Meno có chứa Isoflavone để cân bằng nội tiết, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, sạm da,… ở chị em phụ nữ.
Mong rằng những chia sẻ trên có thể mang đến cho quý độc giả nguồn thông tin hữu ích về nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều. Để được tư vấn thêm các kiến thức về sức khỏe, mọi người hãy liên hệ cho Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để nhận được sự trợ giúp nhanh nhất từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN