Nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em là gì? - Doppelherz

Nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em là gì?

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em bị cận thị ngày càng tăng cao, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi đi học từ 7-16 tuổi. Bé bị cận thị bẩm sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả lối sống không khoa học, thiếu lành mạnh của trẻ. Cụ thể, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để tìm hiểu nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em là gì, từ đó, có biện pháp ngăn ngừa cận thị cho trẻ.

1. Tìm hiểu những nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em

Nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em được chia thành 2 nhóm chính là: Nguyên nhân do bẩm sinh và nguyên nhân do các yếu tố môi trường tác động.

1.1. Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em do bẩm sinh

Nguyên nhân trẻ bị cận bẩm sinh là do sự phát triển bất thường của các tế bào ngay từ thời kỳ mang thai. Những bất thường này ảnh hưởng đến cơ quan cấu tạo của mắt như: độ cong võng mạc, độ sâu tiền phòng,… khiến bé bị cận bẩm sinh. Bên cạnh đó, nếu cha hoặc mẹ bị cận thì tỷ lệ con sinh ra bị cận thị cũng sẽ cao hơn so với những người không bị cận thị.

Nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em do bẩm sinh

1.2. Nguyên nhân cận thị ở trẻ em do các yếu tố môi trường

Bên cạnh các yếu tố bẩm sinh, trẻ bị cận thị cũng có thể do các yếu tố từ môi trường, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh làm suy giảm thị lực.

  • Ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu: Thị lực của trẻ bị suy giảm có thể do ánh sáng. Trẻ thường xuyên học tập, đọc sách, xem điện thoại, tivi trong điều kiện ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu khiến trẻ rất dễ bị cận thị.
  • Kích thước bàn ghế không phù hợp: Bàn ghế quá cao hoặc quá thấp so với trẻ hoặc khoảng cách giữa bàn và ghế không phù hợp cũng là yếu tố khiến trẻ bị cận thị.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Trẻ xem các thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại, tivi,… quá nhiều khiến cho các tia bức xạ tác động đến tế bào thần kinh thị giác gây ra tình trạng cận thị ở trẻ.
Nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em do các yếu tố môi trường

2. Các biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ

Trẻ bị cận thị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Do đó, các phụ huynh cần đặc biệt quan tâm để phòng ngừa cận thị cho con ngay từ bây giờ, giúp trẻ sở hữu đôi mắt sáng khỏe, tinh anh. Sau đây là các biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ, mọi người có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ ngay từ hôm nay.

2.1. Duy trì tư thế ngồi học đúng cách cho trẻ

Cha mẹ cần luyện tập cho trẻ thói quen ngồi đúng tư thế khi học tập, đọc sách. Tư thế chuẩn khi ngồi học bao gồm: Lưng ngồi thẳng, hai chân khép lại, để ngay ngắn, đầu cúi khoảng 10 -15 độ. Đối với học sinh tiểu học, khoảng cách từ mắt đến sách vở phải giữ ở mức hợp lý (khoảng 25cm), còn với học sinh trung học cơ sở, khoảng cách từ mắt đến vở nên ở mức khoảng 30 cm.

2.2. Nơi học tập cần đảm bảo ánh sáng cần thiết

Nơi học tập của trẻ không nhất thiết phải có kích thước quá rộng, tuy nhiên cần đáp ứng những tiêu chuẩn như: ánh sáng đủ, không gian thoáng mát,… Cách sắp xếp và bố trí bàn học phù hợp với chiều cao của trẻ, tránh để tình trạng bàn quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và khiến trẻ thấy khó chịu.

Nơi học tập cần đảm bảo ánh sáng cần thiết

2.3. Loại bỏ những thói quen có hại cho mắt

  • Trẻ không nên nằm, quỳ để đọc sách, các tư thế này sẽ khiến cho đôi mắt nhìn vào sách vở quá gần gây ra tình trạng cận thị cho trẻ.
  • Không nên đọc sách báo, sử dụng thiết bị điện tử, xem phim ở những nơi thiếu ánh sáng, khiến mắt bị mỏi và suy giảm thị lực.
  • Khi xem tivi, phải cho trẻ ngồi cách xa màn hình khoảng 2,5m, không nên cho trẻ ngồi gần tivi vì nó có thể gây cận thị cho trẻ.
  • Không nên chăm chú đọc sách, xem tivi quá lâu, phải để cho mắt được thư giãn, nghỉ ngơi sau khoảng 40-65 phút.

2.4. Kiểm tra thị lực định kỳ

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm mỗi lần để đảm bảo thị lực của con được duy trì tốt. Bên cạnh đó, nếu bạn nghi ngờ con của mình đang bị tật cận thị hãy kiểm tra ngay lập tức để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2.5. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ

Cha mẹ nên bổ sung những dưỡng chất để giúp trẻ có một đôi mắt sáng khỏe mạnh. Một số loại chất tốt cho mắt mọi người nên bổ sung cho cơ thể như: vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin E, photpho, selen,…

Một trong những sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho mắt của trẻ được nhiều phụ huynh tin dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Omega-3 Syrup. Với thành phần bao gồm Omega 3 (DHA và EPA) cùng 11 vitamin (A, E, D, C và các vitamin nhóm B) bổ sung Kinder Omega-3 Syrup cho trẻ mỗi ngày giúp: Hỗ trợ tăng cường thị lực, phát triển não bộ, hỗ trợ phòng ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, tăng cường đề kháng cho trẻ nhỏ. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho trẻ em đang trong giai đoạn phát triển não bộ, trẻ em gặp các vấn đề về mắt như: khô mắt, suy giảm thị lực, hiếu động, thiếu tập trung,…

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ về những nguyên nhân bị cận thị ở trẻ em, từ đó có biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ. Mọi người có nhu cầu tìm hiểu thêm về các sản phẩm bổ sung dưỡng chất tốt cho thị lực của trẻ hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo