Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Trẻ biếng ăn hay nôn trớ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại của con mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiếu sức đề kháng về sau. Vậy nguyên nhân của tình trạng biếng ăn hay nôn trớ là gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu trong bài viết bên dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bé biếng ăn hay nôn trớ. Cụ thể như sau:

1.1. Bé biếng ăn hay nôn trớ do mắc bệnh lý đường ruột

Khi thấy trẻ có triệu chứng biếng ăn hay nôn trớ, bố mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường ruột như viêm ruột, viêm dạ dày, teo tá tràng,… Thông thường, những căn bệnh này sẽ đi kèm với những biểu hiện như phát ban, sốt, dịch nôn bất thường, đau quặn bụng,… Nếu không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

1.2. Trẻ biếng ăn hay nôn trớ do bị rối loạn tiêu hóa

Những bé mắc hội chứng rối loạn tiêu hóa thường có dấu hiệu như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu, biếng ăn hay nôn trớ, đánh hơi nhiều. Ngoài ra, nếu để ý, phụ huynh sẽ thấy con có những trạng thái khác như ngủ không ngon giấc, quấy khóc, trở mình, hay trằn trọc.

Rối loạn tiêu hóa khiến sẽ bé không có cảm giác đói, dễ bị đầy hơi, chán ăn. Nếu bố mẹ không kiên nhẫn và ép trẻ ăn sẽ khiến con dễ nôn trớ. Bên cạnh đó, còn khiến bé có tâm lý sợ hãi và ám ảnh mỗi khi tới bữa ăn.

1.3. Do trẻ bị viêm đường hô hấp hoặc ho có đờm

Trẻ nhỏ rất dễ bị ho có đờm và viêm đường hô hấp mỗi khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của các bé còn non yếu và không có khả năng kháng lại những tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Vì vậy, trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ bị các virus, vi khuẩn tấn công gây ra những dấu hiệu như ho có đờm, ho khan,… Ngoài ra còn kèm theo những triệu chứng như có tiếng ran rít, khò khè,… Nguyên nhân gây ra tình trạng này là khí trong thanh quản của trẻ không được lưu thông do có đờm nên việc nuốt thức ăn và thở trở nên khó khăn. Đờm bị vướng ở cổ nhưng bé không có khả năng tự đẩy ra ngoài, vì vậy sẽ có cảm giác buồn nôn và khó chịu.

1.4. Bé biếng ăn hay nôn trớ do ăn quá no

Ăn quá no cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em không muốn ăn hay nôn trớ. Trên thực tế, tâm lý của các ông bố, bà mẹ là muốn con mình ăn khỏe và ăn nhiều. Tuy nhiên, dung tích dạ dày của các bé sơ sinh chỉ khoảng 30 – 35ml, trẻ 3 tháng tuổi là 100ml và trẻ 1 tuổi là 250 – 300ml.

Do đó, nếu lượng thức ăn hấp thu vào dạ dày vượt quá dung tích cho phép, con sẽ nôn trớ hết thức ăn vừa tiêu hóa. Vì vậy, các bạn không nên bắt ép trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể bởi việc này có thể dẫn tới tình trạng nôn trớ và làm ảnh hưởng xấu tới tâm lý của bé.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ

2. Trẻ em biếng ăn hay nôn trớ nên ăn gì?

Tùy vào nguyên nhân khiến bé biếng ăn bị nôn trớ và tình trạng sức khỏe của trẻ mà bố mẹ nên điều chỉnh, cũng như cân nhắc thực đơn dinh dưỡng phù hợp.

– Khẩu phần ăn trong mỗi bữa của bé cần được bảo đảm cân đối và đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu, quan trọng nhất là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đây là những yếu tố tiên quyết đầu tiên để bữa ăn của trẻ bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của con.

– Chế độ dinh dưỡng kết hợp với đạm thực vật, động vật giúp cơ thể bé hấp thu và tổng hợp nhiều loại axit amin có lợi cho sức khỏe.

– Chất xơ nói chung và rau xanh nói riêng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp thức ăn được tiêu hóa một cách thuận lợi hơn và hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy, táo bón, khó tiêu,… Do đó, bố mẹ nên bổ sung thêm rau xanh vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của con và khuyến khích trẻ ăn bằng cách chế biến thành những món khác nhau như súp, bột, cháo,…

– Ngoài bữa chính, các bạn nên cho con ăn thêm sữa chua hoặc những loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn giúp con dễ tiêu hóa và cân bằng hệ men vi sinh đường ruột, kích thích ăn ngon miệng, cũng như hạn chế tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ.

Bố mẹ nên cho bé biếng ăn hay nôn trớ ăn những món ăn dễ tiêu hóa
Bố mẹ nên cho bé biếng ăn hay nôn trớ ăn những món ăn dễ tiêu hóa

3. Cách khắc phục hiệu quả tình trạng bé biếng ăn hay nôn trớ

Dưới đây là một số phương pháp khắc phục tình trạng bé biếng ăn hay nôn trớ hiệu quả mà bố mẹ nên tham khảo và thực hiện:

3.1. Cho trẻ em uống đủ nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa của trẻ em. Do đó, phụ huynh nên khuyến khích con uống đủ nước mỗi ngày. Dù đây chỉ là một mẹo nhỏ nhưng lại là cách hay giúp cơ thể bé luôn đủ nước, cũng như hoạt động hiệu quả nhất.

3.2. Với những bé biếng ăn hay nôn trớ còn đang bú mẹ

Với những trẻ em biếng ăn hay nôn trớ vẫn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, sau khi cho con bú xong, mẹ tuyệt đối không nên cho bé nằm xuống ngay mà hãy bế con khoảng 15 – 30 phút. Tuyệt đối tránh tình trạng bé vừa bú vừa cười nói và nuốt phải không khí gây ra chứng chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ.

3.3. Với những bé đã bắt đầu ăn dặm

Trong giai đoạn này, bé dễ bị biếng ăn và hay nôn trớ nếu phụ huynh không trang bị những kiến thức cần thiết. Đây là thời điểm con bắt đầu làm quen và tiếp xúc với những loại đồ ăn mới lạ nên hệ tiêu hóa chưa thể thích nghi ngay được vì vậy dễ bị rối loạn tiêu hóa. Giải pháp phù hợp nhất là bố mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày và để con ăn từng chút một rồi tăng số lượng lên dần.

3.4. Với những bé mắc bệnh lý đường ruột

Những bệnh lý về đường ruột rất phổ biến và đa dạng. Trước hết, để giải quyết tình trạng trẻ em biếng ăn hay nôn trớ, bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh, có thể do viêm ruột, viêm dạ dày hoặc một bệnh lý nào khác. Sau đó, phụ huynh mới đưa ra phương pháp xử trí phù hợp nhất với tình trạng của con. Trong trường hợp bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, phụ huynh nên bổ sung các sản phẩm men vi sinh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp tăng lợi khuẩn và cân bằng hệ men vi sinh đường ruột.

3.5. Cần giải quyết những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp

Những vấn đề về đường hô hấp như ho có đờm, ho khan nếu không được xử trí triệt để thì hiện tượng nôn trớ khi ăn của con khó có thể hết được. Nếu phụ huynh sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh về đường hô hấp cho con thì nên dùng song song với men vi sinh. Mục đích của việc làm này là để tránh trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, đồng thời tăng sức đề kháng và bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.

3.6. Đưa con đi khám nếu trẻ nôn trớ kèm những biểu hiện bất thường

Ngoài dấu hiệu biếng ăn hay nôn trớ, nếu thấy con có những biểu hiện bất thường khác, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bởi vì đây có thể là những triệu chứng ban đầu của những căn bệnh khác.

Bố mẹ nên đưa trẻ biếng ăn đi khám nếu con nôn trớ và đi kèm với những biểu hiện bất thường khác
Bố mẹ nên đưa trẻ biếng ăn đi khám nếu con nôn trớ và đi kèm với những biểu hiện bất thường khác

Tóm lại, tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ sẽ không nguy hiểm nếu được bố mẹ quan tâm và có những giải pháp khắc phục phù hợp. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của các bạn và giúp bé luôn khỏe mạnh, toàn diện nhất. Nếu muốn tìm hiểu về sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima cho trẻ biếng ăn, phụ huynh hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 18001770 nhé!

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo