Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì trong suốt thai kỳ là điều nhiều chị em quan tâm. Bởi vì mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, không chỉ gây ra thay đổi về sinh lý và vấn đề dinh dưỡng cũng vô cùng phức tạp. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ chia sẻ với mẹ bầu những loại rau không nên đưa vào thực đơn dinh dưỡng trong thai kỳ.
1. Phụ nữ không nên ăn rau gì? Mướp đắng
Mướp đắng là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và là vị thuốc có công dụng chữa bệnh. Trong mướp đắng chứa vitamin C, folate và một số nguyên tố vi lượng như magie, kali, mangan,… Đây là những vi chất vô cùng cần thiết cho mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng mướp đắng sẽ vô cùng nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bởi vì mướp đắng có thể làm tăng co bóp dạ dày và tử cung, khiến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non tăng cao, đặc biệt là với những mẹ bầu có tử cung nghiêng, có sẹo hoặc nạo phá thai nhiều lần.
Bên cạnh đó, trong hạt mướp đắng chứa Vicine, chất có thể gây ngộ độc ở một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, khi nấu ăn, chị em nên bỏ hết hạt mướp đắng. Do đó, mướp đắng chính là loại rau mà mẹ bầu cần phải tránh trong suốt cả thai kỳ.
2. Rau sam
Rau sam là một loại rau rất dễ trồng, thậm chí nó còn mọc dại nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng mang lại rất cao. Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hàm lượng Omega 3 rất dồi dào.
Tuy nhiên, với mẹ bầu, rau sam gây kích thích mạnh tử cung và gia tăng tần suất co bóp. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai và nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
3. Rau ngải cứu
Chắc chắn sẽ có rất nhiều mẹ bầu bất ngờ khi ngải cứu có tên trong danh sách những loại rau không nên ăn. Được biết tới như một loại thảo dược, ngải cứu có công dụng lưu thông máu, làm dịu thần kinh và giảm đau bụng.
Không chỉ vậy, ngải cứu còn được các bác sĩ sử dụng với công dụng an thai trong những trường hợp động thai và sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ co thắt tử cung, chảy máu dẫn đến sảy thai, sinh non.
4. Rau ngót
Rau ngót có công dụng giải độc, thanh nhiệt và nhuận tràng,… Đồng thời, loại rau này còn chứa vitamin K – một loại vitamin hiếm có ở trong thực vật.
Tuy nhiên, trong rau ngót lại chứa Papaverin, một chất gây co thắt tử cung dẫn tới sảy thai. Do đó, nếu hỏi phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì, rau ngót chính là loại thực phẩm mà các mẹ bầu nên tránh trong suốt cả thai kỳ.
5. Rau chùm ngây
Những năm gần đây, rau chùm ngây được biết đến khá nhiều vì nó là loại rau giàu dinh dưỡng với hàm lượng canxi cao gấp 4 lần và protein cao gấp 2 lần trong sữa, vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, sắt gấp 3 lần so với rau diếp cá, vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt và kali cao gấp 3 lần với chuối.
Tuy nhiên, rau chùm ngây không dành cho phụ nữ mang thai vì nó có chứa Alpha-Sitosterol – một loại hormone gây co cơ trơn tử cung và sảy thai. Do đó, với câu hỏi mẹ bầu không nên ăn rau gì trong thai kỳ, đáp án chắc chắn không thể thiếu là rau chùm ngây.
6. Rau răm
Đối với người Việt Nam, rau răm thường được sử dụng kèm trong những món ăn để làm tăng thêm hương vị. Ngoài ra, rau răm còn có công dụng làm ấm bụng, tán hàn và tiêu thực.
Tuy nhiên, rau răm chính là một trong những loại rau mà mẹ bầu không nên ăn. Ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu. Trong khi đó, mang thai là giai đoạn mà mẹ bầu dễ bị thiếu máu nhất.
Hơn nữa, rau răm còn chứa chất gây ra hiện tượng co bóp tử cung, dễ dẫn tới sảy thai. Tốt nhất, bà bầu nên kiêng rau răm để bảo đảm sức khỏe và sự an toàn cho thai nhi.
7. Cải bó xôi
Cải bó xôi nằm trong danh sách những loại rau mẹ bầu không nên ăn trong suốt thai kỳ. Bởi vì trong cải bó xôi có chứa axit oxalic làm hạn chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu trong thai kỳ và rất nguy hiểm với thai phụ.
Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải cải bó xôi kèm theo các món ăn giúp hỗ trợ hấp thu sắt như thịt, cá cùng với những loại trái cây giàu vitamin C. Bởi vì điều này sẽ mang đến hiệu quả đáng kể cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
8. Rau má
Rau má là một loại rau khá lành tính và có công dụng thanh lọc cơ thể, làm đẹp da nên được chị em rất yêu thích. Không chỉ sử dụng để chế biến món ăn, rau má còn có thể ép nước vừa bổ sung chất dinh dưỡng vừa cung cấp nước cho cơ thể.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những người phụ nữ bình thường. Còn mẹ bầu nên cẩn thận khi bổ sung rau má. Bởi vì nếu sử dụng nhiều rất dễ gây ra tình trạng sảy thai và nhiều biến chứng sức khỏe khác.
9. Măng
Măng là món ăn được nhiều người yêu thích nhưng liệu phụ nữ mang thai ăn loại rau này được không? Măng là loại thực phẩm cần lưu ý nếu mẹ bầu quan tâm đến việc nên kiêng ăn gì trong thời gian mang thai.
Măng là loại rau chứa nhiều chất xơ và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những món ăn chế biến từ măng thường dễ ăn và ngon miệng, cũng như hạn chế cảm giác ốm nghén ở mẹ bầu.
Tuy nhiên, các bạn biết không, trong măng còn chứa Axit Cyanide. Khi đi vào trong dạ dày, chất này có thể gây ngộ độc với những biểu hiện như khó thở, buồn nôn, đau đầu,… Do đó, để bảo đảm an toàn, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng.
10. Rau mầm cỏ linh lăng
Rau mầm cỏ linh lăng được biết đến là an toàn và bổ dưỡng nhưng có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Vì rau mầm cỏ linh lăng có hàm lượng chất xơ cao nên tiêu thụ sống có thể gây đầy hơi, tiêu chảy và khó chịu ở bụng.
Mẹ bầu ăn rau mầm cỏ linh lăng có nguy cơ bị nhiễm những mầm bệnh vi khuẩn như E. Coli hoặc Salmonella. Những biểu hiện của nhiễm khuẩn E. Coli và Salmonella bao gồm sốt, tiêu chảy, đau quặn bụng. Nếu gặp phải những triệu chứng này sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn rau mầm cỏ linh lăng tươi, phụ nữ mang thai hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Qua bài viết trên đây, Doppelherz hy vọng mọi người đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: “Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì?”. Trong giai đoạn mang thai, việc ăn uống được biết đến là nỗi lo lớn nhất của các mẹ bầu. Nếu không muốn gây ra những hệ quả xấu đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, chị em nên kiêng những loại rau kể trên. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, chị em nên bổ sung Vital Pregna theo khuyến cáo của bác sĩ để bảo vệ an toàn cho thai nhi và sức khỏe của bản thân mình. Gọi ngay cho Doppelherz theo số hotline: 18001770 để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn thêm về sản phẩm Vital Pregna nhé!
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ