Phụ nữ mang thai tháng đầu nên ăn gì để tốt cho con là thắc mắc của nhiều người, nhất là những người mang bầu lần đầu. Trong tháng đầu của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi sẽ tập trung chủ yếu vào giai đoạn phân hóa và hình thành những cơ quan chính. Do đó, chế độ ăn uống trong tháng đầu tiên cần được bảo đảm đủ những nhóm chất cần thiết với mức năng lượng vừa đủ.
1. Giải đáp: Phụ nữ mang thai tháng đầu nên ăn gì?
Ăn gì tốt cho thai nhi trong tháng đầu của thai kỳ là vấn đề khó cho những người đang mang thai lần đầu. Theo đó, chế độ ăn uống trong tháng đầu tiên trong thai kỳ cần bảo đảm sự an toàn, khoa học và lành mạnh với đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ khỏe, thai kỳ phát triển toàn diện. Một số loại thực phẩm phụ nữ mang thai cần bổ sung trong tháng đầu tiên của thai kỳ là:
1.1. Thịt đỏ
Thịt là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho mẹ bầu. Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn còn là nguồn thực phẩm giàu chất kẽm, sắt và nhiều loại vitamin khác. Không chỉ vậy, sự hiện diện của thịt đỏ trong khẩu phần ăn còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu và thai nhi. Nhóm những loại thịt gia cầm cung cấp các vi chất dinh dưỡng với hàm lượng cao hơn thịt đỏ như photpho, canxi, vitamin A, E, D và vitamin nhóm B. Nguồn năng lượng từ những loại thịt gia cầm sẽ đủ cho mẹ bầu và bé phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, các bạn cũng nên thay đổi nguồn cung cấp chất đạm từ thịt đỏ thành thịt gia cầm và ngược lại để làm phong phú thêm khẩu phần ăn của mình.
1.2. Trứng
Trứng là loại thực phẩm bổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Lòng đỏ trứng gà rất giàu vitamin D và protein, có lợi cho sự phát triển về hệ xương của thai nhi. Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên bổ sung 3 – 4 quả trứng. tuần.
1.3. Cá hồi
Thịt cá hồi có chứa nhiều vitamin D, canxi và Omega 3. Đây là những dưỡng chất rất cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của não bộ, các tế bào của hệ thần kinh.
1.4. Sữa chua
Sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu nhờ vào việc bổ sung nhiều lợi khuẩn. Do đó, triệu chứng táo bón trong thời gian mang thai sẽ được giảm thiểu.
1.5. Rau xanh
Những loại rau lá xanh là nhóm thực phẩm cần được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu, nhất là trong tháng đầu của thai kỳ. Dinh dưỡng quan trọng có trong rau xanh chính là các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.
1.6. Các loại quả giàu vitamin C
Những loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi cũng cần được mẹ bầu chú ý bổ sung. Bởi vì vitamin C có công dụng hỗ trợ hấp thu thêm sắt và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
1.7. Măng tây
Hàm lượng axit folic trong măng tây ở mức rất cao. Đây là chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh nặng nề, bao gồm tật chẻ đôi đốt sống ở thai nhi.
1.8. Chuối
Chuối là loại hoa quả chứa sắt và nhiều khoáng chất khác cần thiết cho mẹ bầu trong thời gian mang thai. Các bạn nên bổ sung chuối vào buổi sáng để tăng cường hấp thu sắt và ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu trong những tháng đầu tiên. Bên cạnh đó, chuối cũng là loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón.
1.9. Nho
Nho là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, đường, sắt, canxi và những vi chất dinh dưỡng khác. Đây được xem là một loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe và phù hợp với những người hay mệt mỏi như mẹ bầu trong tháng đầu tiên của thai kỳ.
2. Những loại thực phẩm nên kiêng trong tháng đầu tiên của thai kỳ
Tháng đầu tiên của thai kỳ là cột mốc quan trọng trong sự hình thành và phát triển của thai nhi về sau. Tuy nhiên, việc bổ sung những loại thực phẩm khác nhau trong thai kỳ cần phải được thực hiện một cách thận trọng. Trong tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn những loại thực phẩm sau:
2.1. Phô mai
Phô mai được chế biến trực tiếp từ sữa tươi không tiệt trùng nên có khả năng chứa nhiều loại vi khuẩn. Từ đó gây ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ.
2.2. Đu đủ sống
Đu đủ sống chứa hoạt chất có tính kích thích co bóp các cơn co tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên các các món ăn được chế biến từ đu đủ sống trong cả thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con.
2.3. Dứa
Dứa chứa Bromelain, một hoạt chất làm mềm cổ tử cung và làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Do đó, thai phụ không nên ăn dứa trong suốt cả thai kỳ.
2.4. Những loại thực phẩm đóng gói
Hàm lượng các chất phụ gia, chất bảo quản và đường trong các loại thực phẩm chế biến sẵn khá cao. Đáng chú ý là những chất này không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
2.5. Các loại thực phẩm tươi sống và không được nấu chín
Các món ăn được chế biến từ cá sống và thịt tái là những loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai cần kiêng. Bởi vì lượng vi khuẩn tồn đọng bên trong các món ăn này chính là tác nhân gây hại cho sức khỏe đường ruột của mẹ bầu.
2.5. Đồ uống có cồn
Những loại đồ uống có cồn như rượu đã được chứng minh là có nguy cơ gây ra nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe cho con yêu.
3. Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống trong tháng đầu của thai kỳ
Tháng đầu tiên mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lúc này, chị em sẽ phải đối mặt với những sự thay đổi của cơ thể do sự biến chuyển của các loại hormone. Do đó, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi.
Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, thai nhi đang bước vào giai đoạn hình thành những cơ quan và tổ chức bên trong cơ thể. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là yếu tố tác động rất lớn tới sức khỏe của cả hai mẹ con. Do đó, phụ nữ mang thai cần phải ghi nhớ những nguyên tắc sau đây để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh trong tháng đầu tiên của thai kỳ:
– Sử dụng thêm thực phẩm chức năng Vital Pregna từ trước khi mang thai và kéo dài trong suốt cả thai kỳ, đến khi cho con bú.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, điều độ và phong phú với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
– Uống đủ nước và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
– Tuyệt đối không được bỏ bữa chính và hạn chế những bữa ăn vặt.
Tháng đầu tiên của thai kỳ vô cùng quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Do đó, các bạn cần phải lên kế hoạch để có một chế độ ăn uống tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây của Doppelherz đã mang đến cho các bạn lời giải đáp cho câu hỏi: “Phụ nữ mang thai tháng đầu nên ăn gì để tốt cho con?”. Nếu muốn được tư vấn thêm về chế độ chăm sóc dành cho mẹ bầu hoặc sản phẩm Vital Pregna, hãy gọi đến số hotline: 18001770 của Doppelherz để được tư vấn chi tiết hơn.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN