Selen là gì? Bật mí 7 tác dụng tuyệt vời của Selen  - Doppelherz

Selen là gì? Bật mí 7 tác dụng tuyệt vời của Selen 

Selen là một khoáng chất vi lượng xuất hiện ở trong đất, nước và các loại thực phẩm. Trong cơ thể chúng ta, selen chỉ chiếm một khối lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò “chủ chốt” trong quá trình trao đổi chất. Vậy selen là gì và tại sao selen lại quan trọng? Hãy cùng Doppelherz tìm ra giải đáp thông qua bài viết dưới đây!

Selen là gì?

Selen là gì? Selen là một nguyên tố vi lượng được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Selen còn có tên gọi khác là axit selen, selenomethionine, natri selenite, selen methylselenocysteine. 

Selen là chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, là thành phần của hơn hai chục selenoprotein đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, tổng hợp DNA, chuyển hóa hormone tuyến giáp và bảo vệ khỏi tổn thương oxy hóa và nhiễm trùng.

Selen tồn tại ở hai dạng: vô cơ (selenat và selen) và hữu cơ (selenomethionine và selenocysteine). Cả hai dạng đều có thể là nguồn cung cấp selen tốt trong chế độ ăn uống. 

Selen nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe
Selen nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe

Selen có tác dụng như thế nào?

Nếu như bạn đọc đã biết selen là gì, chắc hẳn bạn cũng sẽ tò mò, thắc mắc selen có tác dụng như thế nào? Selen tham gia vào mọi hoạt động duy trì sự sống từ sinh sản cho đến miễn dịch. Vì vậy, selen đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Dưới đây là các tác dụng của selen mang lại đã được các nhà khoa học kiểm chứng:

Tăng cường hệ miễn dịch

Selen đóng vai trò quan trọng đối sức khỏe của hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung selen sẽ làm tăng số lượng bạch cầu, tăng cường chức năng của tế bào T. Tại đây, selen hoạt động như là một chất chống oxy hóa giúp giảm stress oxy, giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch. Mặt khác, thiếu hụt selen có hại cho chức năng của các tế bào miễn dịch, dẫn đến phản ứng miễn dịch chậm hơn và làm tăng nguy cơ tử vong.

Tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Trong cơ thể, mô tuyến giáp chứa một lượng selen cao hơn bất kỳ các cơ quan khác. Nguyên tố mạnh mẽ này giúp bảo vệ tuyến giáp chống lại tổn thương oxy hóa và đóng một vai trò thiết yếu trong việc sản xuất hormone tuyến giáp.

Để có một tuyến giáp khỏe mạnh là điều rất quan trọng vì nó điều chỉnh sự trao đổi chất và kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển. Thiếu hụt selen sẽ dẫn đến các tình trạng tuyến giáp như viêm tuyến giáp Hashimoto, một loại suy giáp trong đó hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp.

Giảm các triệu chứng hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí khi đưa không khí vào và ra khỏi phổi. Các đường dẫn khí này bị viêm và bắt đầu thu hẹp, gây ra các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, ho và tức ngực. Bệnh hen suyễn có liên quan đến việc tăng mức độ stress oxy hóa và viêm trong cơ thể. 

Selen có tác dụng giảm viêm, điều đó đồng nghĩa rằng khoáng chất này có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Có một nghiên cứu đã chỉ ra, cung cấp cho những người mắc bệnh hen suyễn 200 mcg selen mỗi ngày sẽ giảm việc sử dụng thuốc corticosteroid được sử dụng để điều trị và kiểm soát các triệu chứng của họ.

Bổ sung selen giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn
Bổ sung selen giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn

Chống oxi hóa mạnh mẽ

Hút thuốc, uống rượu và stress có thể gây ra tình trạng dư thừa các gốc tự do. Điều này sẽ dẫn đến stress oxy hóa, làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Stress oxy hóa có liên quan đến các tình trạng mãn tính như bệnh tim, Alzheimer, ung thư, cũng như lão hóa sớm và nguy cơ đột quỵ.

Selen là một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm stress oxy hóa bằng cách kiểm soát số lượng gốc tự do. Cơ chế hoạt động là trung hòa các gốc tự do dư thừa và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do stress oxy hóa.

Bảo vệ tim mạch

Theo kết quả của 16 cuộc nghiên cứu từ 433.000 người bị bệnh tim, bổ sung selen làm giảm mức độ của protein phản ứng C trong huyết thanh (CRP) và làm tăng mức độ glutathione peroxidase – một chất chống oxy hóa mạnh.

Điều này chỉ ra rằng, selen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch bằng cách ngăn chặn sự biến đổi oxy hóa của lipid hoặc chất béo trong cơ thể và có thể làm giảm viêm và sự tích tụ của tiểu cầu.

Bổ sung selen để giúp bảo vệ sức khỏe cho tim mạch
Bổ sung selen giúp bảo vệ sức khỏe cho tim mạch

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Selen có khả năng giảm tổn thương DNA, stress oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Theo kết quả của 69 cuộc nghiên cứu từ hơn 350.000 người cho thấy rằng, lượng selen trong máu cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như: ung thư phổi, vú, tuyến tiền liệt, ruột kết. Ngoài ra, bổ sung selen còn có thể làm giảm tác dụng phụ ở những người đang điều trị xạ trị.

Ngăn ngừa suy giảm tinh thần

Stress oxy hóa được cho là có liên quan đến sự phát triển của các bệnh thần kinh như Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer có lượng selen trong máu thấp hơn so với những người bình thường. Vì vậy, cần có một chế độ ăn giàu selen để có thể giúp ngăn ngừa suy giảm tinh thần và cải thiện tình trạng mất trí nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer.

Tác dụng khác

Selen có thể giúp ngăn ngừa HIV tiến triển thành AIDS thông qua tác dụng chống oxy hóa của glutathione peroxidase và các selenoprotein khác. 

Selen cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ trong quá trình mang thai. Khi cơ thể người mẹ bị thiếu hụt selen có thể dẫn đến các tình trạng như sẩy thai, sinh non, tiền sản giật, tăng huyết áp do thai nghén, trẻ sơ sinh nhẹ cân, bệnh võng mạc do sinh non và một số bệnh khác.

Selen được tìm thấy trong loại thực phẩm nào?

Selen là một khoáng chất mạnh cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể con người. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự mình sản sinh ra selen và điều đó có nghĩa rằng chúng ta phải bổ sung khoáng chất vi lượng này từ các nguồn thực phẩm. Vậy selen được tìm thấy trong những loại thực phẩm nào?

Selen thường được tìm thấy nhiều nhất trong ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm như cá (cá thu, cá ngừ, cá bơn, cá mòi,…), động vật có vỏ (hàu, tôm hùm, sò điệp, ốc,…), nấm (nấm hương, nấm linh chi,…), thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt gà,…), trứng, quả hạch Brazil, gạo lứt, bánh mì trắng,..

Các thực phẩm giàu chất selen
Các thực phẩm giàu chất selen

Lượng Selen tiêu thụ an toàn mỗi ngày

Selen cần thiết và tốt cho sức khỏe, nhưng nếu nạp selen quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiễm độc selen cấp tính có thể dẫn đến các triệu chứng về đường ruột và thần kinh, đau tim, suy thận và thậm chí là tử vong. Ngược lại, nếu thiếu hụt selen sẽ dẫn đến mắc phải một số bệnh như là mất sắc tố da, mệt mỏi, chậm phát triển, ảnh hưởng đến cơ xương khớp, hệ miễn dịch,tim mạch, sức đề kháng kém,… Vì vậy, cần xác định được lượng selen tiêu thụ an toàn mỗi ngày. Dưới đây là lượng selen khuyến nghị do FNB đề ra:

Đối với trẻ em:

  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 20 mcg/ngày
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 30 mcg/ngày
  • Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 40 mcg/ngày
  • Trẻ em từ 14 – 18 tuổi: 55 mcg/ngày

Đối với người lớn:

  • Người từ 19 tuổi trở lên: 55 mcg/ngày
  • Phụ nữ đang mang thai: 60 mcg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 70 mcg/ngày

Qua bài viết trên, Doppelherz mong rằng mọi người đã hiểu rõ Selen là gìtác dụng selen mang lại đến cho sức khỏe, từ đó biết cách bổ sung selen thông qua các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ cơ thể một cách toàn diện. Hãy liên hệ tới Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi!

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo