Tác dụng phụ của Acid folic: Hiểu để bổ sung đúng cho cơ thể - Doppelherz

Tác dụng phụ của Acid folic: Hiểu để bổ sung đúng cho cơ thể

Acid folic được chứng minh là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc bổ sung Acid folic quá liều có thể kéo theo những tác dụng phụ không mong muốn. Cùng Doppelherz tìm hiểu những tác dụng phụ của Acid folic khi bổ sung dư thừa để có những điều chỉnh kịp thời nhé!

1. Tìm hiểu về Acid folic 

Acid folic là một loại vitamin nhóm B có khả năng tan trong nước, cần thiết bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Công dụng của Axit folic là góp phần sản xuất các tế bào mới của cơ thể, ngăn ngừa những bất thường về ADN ở tế bào. Đôi khi, Axit folic cũng được sử dụng kết hợp với những loại thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu hồng cầu, thiếu máu bất sản. Cơ thể không tự sản xuất và dự trữ được vitamin B9 nên chúng ta phải bổ sung Axit folic qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc từ các viên uống bổ sung.

Tìm hiểu về Acid folic 
Tìm hiểu về Acid folic

2. Tác dụng phụ của axit folic, người dùng cần chú ý

Khi cơ thể thiếu hụt Acid folic có thể làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh đối với trẻ đang trong giai đoạn bào thai, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, gây bệnh thiếu máu và các rối loạn sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, bổ sung Acid folic quá liều cũng có thể gây ra những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng phụ của Acid folic mà mọi người có thể gặp phải:

2.1. Hàm lượng Acid folic cao che dấu sự thiếu hụt vitamin B12 ở cơ thể

Vitamin B12 cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu và đảm bảo cho các bộ phận: tim, não và hệ thống thần kinh hoạt động ổn định. Thiếu hụt vitamin B12 ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, thậm chí có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Do đó, việc chuẩn đoán kịp thời tình trạng thiếu hụt vitamin B12 là vô cùng quan trọng.

Những biểu hiện của cơ thể khi thiếu hụt vitamin B12 và Acid folic gần giống nhau. Điều này có nghĩa là bổ sung quá nhiều Acid folic có thể che dấu đi sự thiếu hụt vitamin B12. Không kịp thời phát hiện những thiếu hụt vitamin B12 gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trong cơ thể.

Tác dụng phụ của Acid folic là che dấu đi sự thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể  
Tác dụng phụ của Acid folic là che dấu đi sự thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể

2.2. Tăng cường sự phát triển của các khối u

Tác dụng của Acid folic là bảo vệ và tăng cường sự phát triển của các tế bào, kể cả tế bào ung thư. Điều này làm cho những người có khối u ngày càng nhân lên nhanh chóng. Những người bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư đại tràng thì việc bổ sung quá 1000 microgam Acid folic mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị tái phát cao hơn từ 1,7% đến 6,4% so với người bình thường. Tuy nhiên đây chỉ là đối với nguồn bổ sung Acid folic khác, còn việc hấp thu Acid folic từ những thực phẩm tự nhiên thì không làm gia tăng mắc bệnh.

2.3. Thúc đẩy nhanh sự lão hóa của các tế bào thần kinh

Bổ sung Acid folic dư thừa có thể làm tăng tốc độ lão hóa của các tế bào thần kinh, đặc biệt là những người thiếu hụt vitamin B12. Theo một số nghiên cứu được thực hiện với những người trên 60 tuổi có nồng độ Acid folic cao thì việc bổ sung quá nhiều Acid folic thường xuyên gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức nhiều hơn so với người bình thường.

2.4. Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ

Đối với phụ nữ mang thai, việc bổ sung Acid folic có vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, đồng thời, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt về trí não. Vì vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và sau khi sinh con được khuyến khích nên bổ sung Acid folic mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bổ sung Acid folic quá liều cũng không tốt, vì nó có thể cản trở hoạt động của hormone insulin dẫn tới kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.   

Tác dụng phụ của acid folic, người dùng cần chú ý
Tác dụng phụ của acid folic, người dùng cần chú ý

3. Lưu ý khi bổ sung Axit folic cho cơ thể

Hàm lượng Axit folic được chỉ định để bổ sung ở mỗi người là khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích bổ sung Axit folic mà các bác sĩ, dược sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (CDC) thì người trường thành được khuyên là nên bổ sung khoảng 400 mcg Axit folic mỗi ngày. Còn đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì nhu cầu Axit folic tăng lên, cần bổ sung khoảng 500 – 600 mcg Axit folic mỗi ngày. Bên cạnh đó, khi bổ sung Axit folic cho cơ thể, mọi người cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên sử dụng Axit folic cho những người đã từng bị dị ứng với Axit folic.
  • Trước khi bổ sung Axit folic, những người bị mắc bệnh thận hoặc nhiễm trùng, người nghiện rượu nên trao đổi với bác sĩ để xem xét có nên bổ sung Axit folic không.
  • Ưu tiên bổ sung Axit folic cho cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày, chỉ nên sử dụng thuốc Axit folic nếu có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
  • Không uống Axit folic cùng với trà, cafe vì nó sẽ cản trở khả năng hấp thu Axit folic của cơ thể.
  • Trong trường hợp bổ sung Axit folic, bạn gặp phải những tác dụng phụ nên ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để thăm khám và theo dõi sức khỏe.
  • Chọn mua các sản phẩm bổ sung Axit folic đến từ các thương hiệu uy tín, đã được kiểm định về chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý khi bổ sung Axit folic cho cơ thể
Lưu ý khi bổ sung Axit folic cho cơ thể

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về Axit folic, tác dụng phụ của Acid folic là gì. Thiếu hụt Axit folic có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe, nhưng không phải cứ bổ sung càng nhiều Axit folic càng tốt. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng, tham vấn ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ để bổ sung đúng và đủ Axit folic cho cơ thể. Để tìm mua các sản phẩm bổ sung Axit folic cho cơ thể, mọi người hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo