Mạch máu não bị tắc nghẽn là một trong những bệnh lý về não khá nguy hiểm. Cùng Doppelherz tìm hiểu về bệnh tắc mạch máu não cũng như những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này nhé.
Tắc mạch máu não là gì?
Tắc mạch máu não là tình trạng xảy ra khi những mảng bám hoặc cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch máu và gây cản trở máu lưu thông lên não. Chính vì vậy, các tế bào não không được cung cấp đủ máu, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động, khiến não bị suy giảm chức năng, rối loạn hoạt động. Về lâu dài, phần mạch máu não bị tắc nghẽn sẽ thoái hóa hoặc chết tế bào, gây ra tình trạng hoại tử hoặc đột quỵ não.
Tắc mạch máu não là một căn bệnh rất nguy hiểm bởi nó có khả năng để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí là dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Nghẽn mạch máu não có chữa được không?
Trên thực tế, tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như thời gian cấp cứu nhanh hay chậm mà người bệnh bị nghẽn mạch máu não sẽ có khả năng hồi phục khác nhau. Với những người trẻ tuổi, sức đề kháng và khả năng miễn dịch cũng như tự hồi phục của cơ thể tốt hơn, kèm theo tình trạng bệnh nhẹ thì sẽ có cơ hội phục hồi cao hơn so với người cao tuổi, người bị biến chứng nặng.
Mặc dù khả năng hồi phục 100% đối với bệnh nhân gặp phải bệnh lý về não là rất khó, nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với một chế dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh và áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu thích hợp, người bệnh có thể phục hồi tới 90% – 95%.
Dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu não
Dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu não rất đa dạng, phụ thuộc vào vùng não bị thiếu máu. Các triệu chứng chung thường gặp nhất có thể kể đến như:
- Liệt mặt: Người bệnh bị nghẽn mạch máu não thường sẽ liệt một bên mặt hoặc một nửa của một bên mặt, biểu hiện là miệng méo lệch sang một bên, ăn uống khó khăn, thức ăn thường bị chảy ra khỏi miệng do miệng không thể khép chặt, mắt nhắm không kín,…
- Yếu hoặc liệt nửa người hoặc liệt tứ chi: Bệnh nhân có thể chỉ có những dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu não nhẹ như run tay, chân, tay không giữ được lâu khi đưa thẳng ra phía trước, khó cầm nắm đồ vật,… hoặc có thể liệt hoàn toàn và không thể cử động.
- Nói khó: Nói khó cũng có thể biểu hiện ra thành nhiều dạng khác nhau, ví dụ như không nói được thành câu đầy đủ hoặc không diễn tả được suy nghĩ của mình (gọi chung là rối loạn ngôn ngữ diễn tả); bệnh nhân không thể nói và không hiểu được lời người khác nói (gọi là rối loạn ngôn ngữ cảm nhận); bệnh nhân hiểu và nói được nhưng giọng nói rất khó nghe (rối loạn phát âm).
Ngoài ra, một số dấu hiệu nghẽn mạch máu não khác mà người bệnh có thể gặp phải như:
- Chóng mặt, buồn nôn, nôn.
- Đau đầu dữ dội.
- Suy giảm thị lực, mù một mắt.
- Co giật.
- Hôn mê.
- Thường choáng váng, đi loạng choạng, đứng không vững.
Nguyên nhân gây nghẽn mạch máu não
Cao huyết áp
Cao huyết áp chính là nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép và nghẽnmạch máu não. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị cao huyết áp có nguy cơ gặp phải các bệnh về não cao gấp 3 – 4 lần so với người có chỉ số huyết áp ở mức bình thường. Nguyên nhân là bởi khi huyết áp tăng cao sẽ khiến thành mạch máu giãn ra và tạo điều kiện cho các tổn thương tích tụ. Khi đó, cơ thể phải tăng sinh tế bào để vá lại vết thương trên thành mạch, từ đó dẫn tới hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch khiến các mảng bám như chất béo, mỡ máu tích tụ lại khiến lòng mạch máu bị thu nhỏ và gây cản trở lượng máu lưu thông lên não nuôi dưỡng các tế bào. Khi máu không thể lưu thông sẽ bị ùn ứ và tạo thành các cục máu đông. Nếu các cục máu đông và mảng bám này chạy lên não, đến nơi hẹp sẽ bị kẹt lại và làm tắc mạch máu não, từ đó gây ra thiếu máu não cục bộ.
Tiểu đường
Tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây nghẽn mạch máu não hàng đầu. Hầu hết người bị tiểu đường đều có nguy cơ bị cao huyết áp, mỡ máu cao, lượng cholesterol xấu trong máu vượt quá mức cho phép. Do vậy, nguy cơ nghẽn mạch máu não ở người bị tiểu đường cũng tăng cao nếu người bệnh không kiểm soát và điều trị kịp thời.
Dị dạng mạch máu não
Theo các chuyên gia, dị dạng mạch máu não thường là những khiếm khuyết bẩm sinh và phát triển một cách âm thầm theo thời gian. Càng lớn tuổi, các mạch máu dị dạng này càng có xu hướng giãn ra và yếu đi, gây nứt thành mạch máu, tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành gây nghẽn mạch máu não.
Các bệnh lý về tim
Những người có tiền sử mắc các bệnh lý về tim như rung nhĩ, hẹp van tim có rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, u nhầy nhĩ trái, lỗ thông bầu dục… sẽ có nguy cơ cao bị tắc nghẽn mạch máu não. Bởi những bệnh này có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong thành mạch máu, từ đó cục máu đông sẽ trôi theo dòng máu hướng đến não và gây tắc nghẽn mạch máu não cho người bệnh.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc chống đông máu và thuốc kháng vitamin K sau phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chèn ép và nghẽn mạch máu não do tác dụng phụ của thuốc.
Các nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu não khác
Ngoài những bệnh lý trên, một số nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu não khác có thể xảy ra bao gồm thừa cân, béo phì, viêm tắc tĩnh mạch, viêm động mạch, u não, dị dạng động mạch cảnh, thoái hóa mạch máu não, rối loạn chức năng đông máu,…
Ngoài ra, lối sống thiếu khoa học, không lành mạnh cũng gián tiếp gây ra tắc mạch máu não như hút thuốc lá thường xuyên, sử dụng nhiều rượu bia, lạm dụng chất kích thích, lười vận động,…
Cách phòng ngừa và cải thiện tắc mạch máu não
Một số biện pháp bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nghẽn mạch máu não bao gồm:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát được nồng độ cholesterol máu cũng như cao huyết áp để phát hiện sớm các bất thường của sức khỏe. Từ đó, ngăn ngừa diễn tiến thành tình trạng tai biến mạch máu não và những biến chứng của bệnh. Đặc biệt, với những người có tiền sử bị tắc mạch máu não thì càng cần phải chủ động tầm soát bệnh để đề phòng bệnh tái phát kịp thời.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều các loại rau củ, trái cây và thực phẩm tươi, cá và các loại hải sản giàu omega-3 kẽm và sắt giúp tăng lưu lượng máu lên não, đồng thời hạn chế ăn quá nhiều đường, chất béo và muối.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khoẻ thể chất, giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh như huyết áp, tiểu đường, mỡ máu và một số vấn đề sức khỏe khác liên quan đến tim mạch.
- Ngủ đủ giấc, cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, hạn chế căng thẳng, lo âu, stress.
- Kiểm soát và tích cực điều trị các bệnh lý nền nhằm hạn chế nguy cơ dẫn đến tắc mạch máu não và những biến chứng của nó.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện nghẽn mạch máu não có thành phần Ginkgo Biloba như Anti Stress của Doppelherz. Với chiết xuất lá cây bạch quả rất giàu Ginkgo Biloba, lá tía tô đất giàu axit béo không bão hòa, aldehyde,… có tác dụng an thần, khơi thông mạch máu, giảm thiểu và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh về mạch máu não hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu hơn về chứng tắc mạch máu não để dễ dàng nhận biết bệnh khi cơ thể có biểu hiện bất thường cũng như chủ động ngăn ngừa và cải thiện bệnh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN