Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh có vai trò quan trọng để cung cấp năng lượng cho sản phụ hồi phục sức khỏe và duy trì nguồn sữa cho con bú. Mẹ bầu hãy cùng tham khảo một số thực đơn cho mẹ sau sinh mổ qua bài viết sau của Doppelherz.
1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ sau khi sinh mổ
Với các mẹ sinh mổ, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, nguy cơ bị nhiễm trùng cũng nhiều hơn so với các mẹ sinh thường. Phương pháp sinh mổ sẽ để lại một vết mổ lớn ở phần bụng nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cơ quan tiêu hóa của sản phụ.

Đặc biệt, tác động của thuốc gây mê sẽ khiến hoạt động co bóp nhu động ruột bị chậm lại, phụ nữ sau sinh nên cẩn thận hơn trong ăn uống. Lời khuyên của bác sĩ trong thời gian đầu sau sinh là mẹ bỉm nên tránh sử dụng những thực phẩm có tiêu, món ăn cứng, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Thông thường, sau khi sinh 6 giờ đầu tiên, sản phụ chỉ nên uống nước lọc, ăn một ít cháo loãng.
Không chỉ những giờ đầu sau sinh, những ngày tiếp theo, mọi người cũng nên bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa cho phụ nữ sau sinh. Bởi lúc này cơ thể của sản phụ vẫn còn khá yếu, chưa hồi phục được như bình thường, đặc biệt, nên chú ý bổ sung rau xanh để tránh tình trạng táo bón trong thời gian ở cữ. Thực đơn dinh dưỡng dành cho mẹ bầu sau sinh cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Thực đơn ăn uống cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính: chất đường bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung những thực phẩm có chứa sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, phục hồi sức khỏe cho mẹ bầu.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm có thể gây mưng mủ, ảnh hưởng không tốt đến quá trình làm lành vết thương.
- Tránh sử dụng những thực phẩm gây mất sữa sau sinh để có nguồn sữa dồi dào cho con bú.
- Thức ăn cho người mổ đẻ nên tăng cường bổ sung những thực phẩm tăng tiết sữa để có nhiều sữa cho con bú.
- Nên ăn chín uống sôi, không nên ăn những món ăn tái sống gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm chế biến cho phụ nữ sau sinh cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Những ngày đầu sau sinh nên ăn thực phẩm được băm bỏ, nấu chín nhừ, có thể chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để hệ tiêu hóa dần thích nghi và quay lại trạng thái hoạt động bình thường.
2. Những thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh mổ
Mọi người cần chú ý xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, hồi phục sức khỏe nhanh chóng và tăng tiết sữa cho em bé. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh mổ, mọi người có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn:
2.1. Các loại thịt
Các loại thịt là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ. Các loại thịt như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… cung cấp protein cùng nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể như: sắt, vitamin B, vitamin D,… Bổ sung các loại thịt không chỉ giúp tăng cường năng lượng mà còn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ sau sinh.

2.2. Nghệ
Trong thành phần của nghệ có chứa curcumin cùng nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin C, kali, sắt, mangan,… có tác dụng chống viêm, chống sưng, hỗ trợ làm lành vết thương. Bên cạnh đó, chế biến nghệ thành những món ăn tốt cho mẹ sau sinh mang đến nhiều lợi ích như: phòng ngừa các bệnh tim mạch, kích thích lưu thông tuần hoàn máu, tái tạo và làm đẹp da, giúp làm mờ vết rạn da, sẹo thâm.

2.3. Các loại rau
Sau khi sinh con, sản phụ thường gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, táo bón,… Do đó, việc bổ sung các loại rau vào thực đơn cho mẹ sau sinh mổ là cần thiết để cải thiện vấn đề này. Rau xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa, chống oxy hóa, giảm sưng, hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả.

2.4. Đu đủ
Đu đủ là một trong những thực phẩm lợi sữa được nhiều mẹ bầu lựa chọn để cung cấp vitamin C, magie, kali, canxi,… cho cơ thể. Mọi người có thể sử dụng đu đủ như trái cây tráng miệng hoặc dùng đu đủ xanh để nấu canh với giò heo để tăng tiết sữa, giúp sữa mẹ dồi dào hơn. Bên cạnh đó, trong đu đủ còn chứa một hàm lượng chất xơ lớn, do vậy, ăn đu đủ sẽ giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón sau sinh. Vì thế, đu đủ là một trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa.

2.5. Rau ngót
Rau ngót là một món ăn quen thuộc trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ. Đây là một loại rau giàu dưỡng chất, bổ sung chất xơ, sắt, canxi,… cho cơ thể. Ăn rau ngót sẽ giúp sản phụ sau sinh nhanh chóng bù đắp lượng máu đã mất, đồng thời tăng co bóp tử cung để đẩy sản dịch ra ngoài.

3. Gợi ý thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Dưới đây là một số thực đơn cho mẹ sau sinh mổ, mọi người có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày:
3.1. Thực đơn thứ nhất
Cơm trắng
Canh bí đỏ hầm xương
Gà rang nghệ
Trứng gà luộc
3.2. Thực đơn thứ 2
Cơm trắng
Canh rau ngót thịt băm
Thịt kho tàu
Tôm rang
3.2. Thực đơn thứ 3
Cơm trắng
Canh sườn nấu khoai tây
Thịt rang nghệ
3.3. Thực đơn thứ 4
Cơm trắng
Canh mồng tơi nấu thịt băm
Tim heo xào hành tây
Trứng luộc
3.4. Thực đơn thứ 5
Cơm trắng
Canh rau ngót thịt băm
Thịt viên sốt cà chua
Thịt bò xào hành tây
3.6. Thực đơn thứ 6
Cơm trắng
Canh bầu nấu tôm khô
Thịt sốt đậu
Sườn xào
3.7. Thực đơn thứ 7
Cơm trắng
Canh bí đỏ thịt băm
Cá hồi áp chảo
Thịt lợn luộc

Xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ có vai trò quan trọng giúp mẹ bỉm hồi phục sức khỏe, duy trì nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho con. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, phụ nữ sau sinh nên bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bỉm và em bé. Để được tư vấn thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna, mọi người vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng.
Xem thêm bí quyết chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai tại đây: https://doppelherz.vn/kien-thuc-suc-khoe/suc-khoe-phu-nu-mang-thai/
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
7 Lưu ý khi cho trẻ đi chơi trung thu mà bạn nên biết.
Thiếu vi chất nào dễ làm trẻ chậm lớn, hay ốm vặt
Biếng ăn sinh lý ở trẻ và 04 cách vượt qua
Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ
Có nên sử dụng siro tăng sức đề kháng cho bé không?
Rối loạn tăng động giảm chú ý và những điều cần biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ sớm có lợi ích gì? Làm sao để biết khi nào trẻ đói?
Suy dinh dưỡng cấp tính – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
“Triệu chứng mầm non” – Khi bé cứ tới lớp là ốm
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
Vitamin tổng hợp là gì? Có nên dùng vitamin tổng hợp cho bé?
Siro cho trẻ biếng ăn có thực sự là sự lựa chọn an toàn?
7 cách tăng đề kháng cho bé giai đoạn giao mùa
Review những loại siro ăn ngon cho bé được mẹ tin dùng