Kẽm là vi chất dinh dưỡng cần thiết và vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ em. Nếu thiếu kẽm, bé sẽ có nguy cơ bị biếng ăn và chậm lớn. Vậy trẻ biếng ăn bổ sung kẽm như thế nào là hợp lý nhất? Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ giúp bố mẹ tìm ra đáp án cho câu hỏi này.
1. Kẽm có vai trò gì cho sự phát triển của trẻ em?
Kẽm là một nguyên tố vi lượng và có tầm ảnh hưởng nhất định tới các cơ quan, chức năng cơ thể của trẻ nhỏ cũng như người lớn. Nó đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ sản xuất, phân chia và sinh sản các tế bào. Trong quá trình chuyển hóa sinh học, kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein và các thành phần căn bản của sự sống.
Kẽm có mặt trong phần lớn các tế bào của cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất ở cơ và xương. Thiếu hụt kẽm ở trẻ em sẽ dẫn đến những tác hại như suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm, rối loạn sự hình thành xương, khó thích nghi với các biến đổi, dậy thì muộn, chiều cao không tăng, chức năng sinh dục bị hạn chế,…
Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, bố mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn để cải thiện vị giác, thúc đẩy trẻ tăng trưởng chiều cao và miễn dịch tốt hơn, đồng thời tạo cảm giác ngon miệng.
2. Nguyên nhân khiến trẻ em bị thiếu kẽm là gì?
Một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ thiếu kẽm là:
– Chế độ ăn uống của trẻ có nhiều tinh bột và ít chất đạm.
– Trẻ ăn đủ chất đạm nhưng khả năng hấp thu kẽm ở màng ruột kẽm, dẫn tới hiện tượng thất thoát kẽm.
– Cách chế biến món ăn của bố mẹ làm mất đi chất kẽm.
– Do trẻ mắc bệnh di truyền từ gia đình.
– Bé sử dụng sắt lâu ngày sẽ cản trở sự hấp thu kẽm, nhất là nồng độ kẽm trong máu và mô làm giảm ảnh hưởng tới những chức năng của hệ cơ quan trong cơ thể.
3. Một số biểu hiện cho thấy trẻ thiếu kẽm
Những dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu kẽm vô cùng đa dạng. Giai đoạn đầu thường nhẹ và khó phát hiện với những biểu hiện như:
– Không tập trung và mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ.
– Không chịu ăn và không nhận biết được vị của món ăn, cũng như tiêu hóa kém.
– Thể chất của trẻ không phát triển tốt.
– Bé dễ mắc những bệnh nhiễm trùng.
Nếu trẻ không được bổ sung kẽm đầy đủ và kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm trở nên nặng hơn. Đồng thời, làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau, từ những cấu trúc bên ngoài đến các bộ phận chức năng bên trong:
– Da: dày sừng, viêm da, sạm da, khô da.
– Tóc: sợi tóc mỏng, rụng tóc nhiều, xơ cứng ở tóc, màu tóc chuyển từ đen sang vàng, dễ gãy.
– Móng: có vệt trắng, mất bóng, rất dễ gãy và chậm mọc lại,…
– Mắt: ngứa ở mắt, khô giác mạc, giảm tiết nước mắt,…
– Bán niêm mạc: lở mép, môi khô, viêm quanh hậu môn, dễ bị loét áp-tơ trong niêm mạc miệng,…
– Hệ tiêu hóa: ăn không ngon, mất nhạy cảm vị giác, dễ bị tiêu chảy, chán ăn.
– Hệ miễn dịch: giảm miễn dịch dẫn tới nhiễm trùng tái diễn.
– Hệ thần kinh: nhận thức bị rối loạn, không chịu vận động hoặc vận động khó khăn, mắc chứng ngủ lịm,…
– Phát triển thể chất: trẻ chậm phát triển hoặc bị suy dinh dưỡng nặng. Những bé bị thiếu kẽm trong bài thai lúc sinh ra sẽ có những dấu hiệu tổn thương trên móng, lông, da, tóc và suy dinh dưỡng.
4. Trẻ biếng ăn bổ sung kẽm như thế nào là hợp lý nhất?
Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, bố mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn theo những cách như sau:
– Đưa bé đi khám với bác sĩ Dinh dưỡng: Dựa vào kết quả lâm sàng và xét nghiệm kẽm trong nước tiểu, máu, tóc,… các bác sĩ sẽ chẩn đoán trẻ có bị thiếu hụt kẽm hay không, cũng như thiếu kẽm ở mức độ nào? Mức kẽm bằng hoặc trên 100mcg/ 100ml máu là bình thường. Còn nếu mức kẽm bằng hoặc dưới 70mcg/ 100ml máu là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu kẽm trầm trọng.
– Bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm toàn phần và tự nhiên: Bố mẹ nên cân đối giữa kẽm thực vật và động vật, chứ không nên lạm dụng quá nhiều. Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm đặc biệt giúp tăng cường kẽm như sữa và một số chế phẩm vitamin khác.
– Bổ sung kẽm từ thực phẩm chức năng và thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ: Bố mẹ nên bổ sung kẽm cho các bé biếng ăn, chậm lớn, cũng như phụ nữ có thai và đang cho con bú. Với những sản phẩm chứa kẽm, các bạn nên cho trẻ uống sau khi ăn khoảng 30 phút và thời gian bổ sung trung bình là 2 – 3 tháng. Ngoài ra, bố mẹ nên lưu ý một điều rằng, cần phải điều trị những căn bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung thực phẩm chức năng chứa kẽm. Khi sử dụng kẽm, các bạn nên kết hợp thêm vitamin A, C, B6 để tăng sự hấp thu của kẽm. Trong trường hợp trẻ phải sử dụng cả kẽm và sắt, phụ huynh nên chia khoảng cách ra tối thiểu là 2 giờ, uống sắt sau kẽm vì sắt sẽ làm cản trở sự hấp thu kẽm.
Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ biếng ăn thiếu kẽm, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhất là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như sò, hàu, thịt, tôm, cua, cá,… Những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường ít chất kẽm hơn, ngoài trừ hạt có mầm. Để cung cấp đủ lượng kẽm cho trẻ biếng ăn, bố mẹ nên bổ sung thêm vitamin và các loại thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, các bạn nên tiết chế sắt và đồng.
– Với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt, an toàn và dễ hấp thu nhất. Do đó, trong trường hợp này, bố mẹ nên cho bé uống nhiều sữa hơn so với bình thường.
Nhìn chung, các ông bố, bà mẹ có con biếng ăn cần phải chú ý nhiều hơn và tạo những thực đơn dinh dưỡng khoa học, hấp dẫn. Đặc biệt là phải bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hợp lý và đúng cách để sức khỏe bé được cải thiện, cũng như phát triển toàn diện nhất.
Tốt nhất, phụ huynh nên cho trẻ biếng ăn bổ sung kẽm hàng ngày để con ăn ngon, đạt cân nặng và chiều cao đúng chuẩn. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, nhất là quá trình phân giải tổng hợp protein, axit nucleic,…
Những cơ quan trong cơ thể trẻ khi thiếu kẽm có thể dẫn tới một số bệnh lý như dễ sinh cáu gắt, rối loạn thần kinh,… Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu về vai trò của kẽm và cách bổ sung hợp lý cho bé biếng ăn. Bên cạnh kẽm, phụ huynh cũng cần phải bổ sung cho con những vitamin và khoáng chất cần thiết khác như crom, lysine, vitamin nhóm B,… giúp trẻ ăn ngon, tăng cường đề kháng, miễn dịch để ít ốm vặt.
Bởi vì lượng kẽm hấp thu là rất cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh nên các bạn cần phải bổ sung nguyên tố vi lượng này hàng ngày cho trẻ. Để bổ sung kẽm cho cơ thể và giúp bé hấp thu tốt, bố mẹ nên cho con sử dụng thêm một số loại thực phẩm dinh dưỡng giàu kẽm. Ngoài ra, để làm tăng khả năng hấp thu của kẽm, phụ huynh nên bổ sung thêm một số loại vi chất dinh dưỡng cho trẻ như taurine, lysine, vitamin,…
Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm và các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ. Do đó, bố mẹ cần phải thận trọng khi đưa ra quyết định để lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho con. Trên các diễn đàn mẹ và bé, nhiều phụ huynh đã mách nhau sử dụng sản phẩm Kinder Optima để bổ sung L-Lysine cùng 17 loại vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Hy vọng bài viết trên đây của Doppelherz đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về việc trẻ biếng ăn bổ sung kẽm như thế nào là hợp lý. Đừng quên truy cập vào trang web của chúng tôi thường xuyên và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc con yêu tốt nhất nhé!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN