Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao cha mẹ đã biết chưa?

Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao cha mẹ đã biết chưa?

Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao là vấn đề khiến các ông bố, bà mẹ cảm thấy vô cùng đau đầu và mệt mỏi. Theo các chuyên gia, khi con yêu gặp phải tình trạng này, điều đầu tiên các bạn cần phải làm là tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra để có biện pháp xử trí phù hợp và giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz Việt Nam sẽ chia sẻ với mọi người nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi trẻ sơ sinh mắc chứng biếng ăn.

1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi, cơ thể của trẻ sơ sinh có rất nhiều cơ quan chưa hoàn thiện đầy đủ về mặt chức năng, nhất là hệ tiêu hóa. Vào thời gian này, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất để bé có thể phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, có rất nhiều bé sơ sinh ham ngủ và không hề quan tâm đến việc ăn uống. Cho dù mẹ cho ngậm bầu vú nhưng con vẫn không chịu bú. Ngoài ra, trẻ sơ sinh mắc chứng biếng ăn có thể xuất hiện những biểu hiện khác là thường xuyên quấy khóc về đêm, không chịu bú và hay nôn trớ, ngủ không ngon giấc, hay tỉnh giấc giữa chừng.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh xảy ra khi bé không chịu bú đủ lượng sữa và có dấu hiệu chậm phát triển. Hơn nữa, con cũng chưa thể thông báo với bố mẹ về cảm giác đói mà chỉ tỏ vẻ không quan tâm với sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh bỏ ăn không nhất thiết phải do bệnh lý hoặc chấn thương có từ trước. Hơn nữa, tình trạng biếng ăn của các bé sơ sinh cũng khác so với biếng ăn tâm lý và thường xảy ra ở thanh thiếu niên, người lớn do sợ tăng cân. Chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh có thể khiến bố mẹ lo lắng nhưng có thể quản lý và khắc phục được.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh

Một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh mắc chứng biếng ăn là:

2.1. Sữa mẹ có mùi vị lạ sẽ khiến trẻ sơ sinh biếng ăn

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn sữa. Do đó, bác sĩ mới khuyên các mẹ nên thường xuyên theo dõi xem con có biểu hiện gì lạ không.

Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu và rất nhạy cảm nên mẹ cần cẩn thận trong việc ăn uống để tránh tình trạng bé quấy khóc, nôn trớ, lười ăn. Trong trường hợp con đột nhiên quấy khóc hoặc không chịu bú sữa thì mẹ nên kiểm tra lại xem có ăn thứ gì lạ khiến trẻ biếng ăn hay không.

2.2. Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn thay đổi sinh lý

Trẻ sơ sinh lười ăn hoặc ăn ít cũng có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường xảy ra trong vài ngày rồi sẽ trở lại như cũ. Các bé sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển nên nếu như con chuyển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thì sẽ thường lười ăn vài ngày.

Chẳng hạn như tình trạng biếng ăn ở những trẻ sơ sinh từ 2 – 6 tháng có thể là do con đang trong thời kì tập lẫy, từ bú sữa mẹ chuyển sang ăn dặm,… Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng khi con mắc chứng biếng ăn trong thời kỳ này.

Những thay đổi sinh lý trong quá trình phát triển tự nhiên như tập lẫy sẽ khiến trẻ biếng ăn
Những thay đổi sinh lý trong quá trình phát triển tự nhiên như tập lẫy sẽ khiến trẻ biếng ăn

2.3. Trẻ sơ sinh biếng ăn có thể là do bố mẹ nhồi nhét hoặc thúc ép

Nhiều mẹ thường cảm thấy vô cùng lo lắng khi thấy con ăn ít. Các mẹ thường đặt ra mục tiêu cho trẻ là mỗi ngày phải bú bao nhiêu ml sữa mới đủ.

Trên thực tế, có rất nhiều người thường bắt con bú theo ý muốn của bản thân mà không theo nhu cầu của bé nên khiến trẻ dần trở nên chán ăn. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, mẹ không nên thúc ép hoặc nhồi nhét con ăn quá nhiều vì có thể khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể khiến bé thiếu các vi chất dinh dưỡng để có thể phát triển khỏe mạnh và sức đề kháng kém. Về lâu dài, cơ thể con sẽ thiếu năng lượng, dễ dẫn tới tình trạng mệt mỏi.

2.4. Do trẻ sơ sinh bú sữa mẹ kém

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú sữa mẹ kém có thể là do thời gian mẹ cho bé bú quá dài, khiến con cảm thấy chán, bú ít đi ở những lần kế tiếp. Do đó, mẹ nên xác định rõ thời gian cho trẻ ăn và khi bé đã có các biểu hiện đã bú đủ thì nên dừng lại. Đồng thời không được ép con bú thêm vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ.

Ngoài ra, việc mẹ cho bé bú không đúng thời điểm cũng là một trong những nguyên nhân khiến con trở nên biếng ăn, lười ăn. Hơn nữa, việc nhiều mẹ tập cho trẻ sơ sinh bú bình cũng khiến con ti sữa kém đi. Nếu bé đã quen với việc ti trực tiếp, mẹ nên chiều theo nhu cầu của con và không được tạo không khí căng thẳng để tránh dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh.

3. Giải đáp: Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao?

Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh:

3.1. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ

Rất có thể vì ăn nhầm loại thực phẩm nào đó không nên ăn mà mẹ đã khiến trẻ sơ sinh biếng ăn, thậm chí là bỏ bú. Do đó, trước khi ăn bất cứ một loại thực phẩm lạ nào đó, các bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ xem nó có ảnh hưởng gì tới nguồn sữa cho con bú hay không. Mẹ sau khi sinh nên tránh ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, cay nóng,… Bởi vì chúng vừa không tốt cho sức khỏe của mẹ vừa ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con.

Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao là thắc mắc của nhiều bà mẹ
Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao là thắc mắc của nhiều bà mẹ

3.2. Thay đổi thói quen bú sữa mẹ khi trẻ sơ sinh biếng ăn

Trong trường hợp mẹ bắt ép con bú theo ý muốn của mình nhưng bé không chịu thì hãy thử để con ăn khi có nhu cầu. Nếu các bạn đang cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu mà không hiệu quả thì hãy thử phương pháp ngược lại. Tuy nhiên, mẹ phải nhớ một điều rằng, các cữ bú phải cách nhau khoảng 3 tiếng.

Với những bé háu ngủ quá, các bạn có thể đánh thức và chơi với con cho tỉnh ngủ rồi mới cho trẻ ăn. Thế nhưng, vào buổi tối, nếu bé ngủ ngoan thì mẹ hãy để cho bé ngủ một mạch đến sáng là tốt nhất.

Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú đúng cách và theo nhu cầu của con
Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú đúng cách và theo nhu cầu của con

3.3. Trữ sẵn sữa mẹ trong tủ lạnh để có thể cho ăn khi con đói

Với phương pháp cho trẻ tự ăn theo nhu cầu, mẹ có thể vắt sữa ra rồi để vào trong tủ lạnh. Như vậy, con sẽ có sẵn để ăn khi đói. Cách tốt nhất là bú mẹ trực tiếp nhưng để bảo đảm con vẫn được bú trong lúc mẹ không có nhà, đi làm hoặc bị ốm thì nên trữ sữa trong tủ đông. Vì trẻ sơ sinh lười ăn nhưng cũng biết đói nên các bạn hãy trữ đủ sữa cho con để đề phòng khi cần thiết.

4. Khi nào cần cho trẻ sơ sinh biếng ăn đi khám?

Nếu trẻ sơ sinh không chịu bú sữa trong vòng 48 giờ, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài ra, các bạn cũng nên nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ nếu bé bị sốt, thở khò khè, bị nghẹt mũi, hay quấy khóc, ngủ không yên giấc.

Qua những thông tin trên đây, hy vọng bố mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh biếng ăn và các giải pháp cần thiết để cải thiện tình trạng này. Để biết trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao, các bạn hãy quan sát con hàng ngày và kiên nhẫn tìm ra nguyên nhân. Bởi vì nguyên nhân lười ăn, chán ăn của mỗi một trẻ đều khác nhau. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe con yêu, nếu có bất cứ khó khăn nào hoặc muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm dành cho trẻ biếng ăn như Kinder Optima, bố mẹ có thể liên hệ với Doppelherz theo số hotline: 1800 1770 để được tư vấn miễn phí.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo