Axit folic cho bà bầu là vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và cần được bổ sung trong thai kỳ để phòng ngừa những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Nếu mẹ bầu không được bổ sung đủ axit folic, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc phải những khuyết tật của ống thần kinh. Chẳng hạn như thai nhi vô sọ, chẻ đôi đốt sống hoặc gặp phải những bất thường về não bộ. Vì vậy, việc bổ sung axit folic thường được chuyên gia khuyến cáo khi chị em bắt đầu lên kế hoạch mang thai và đang mang thai. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ chia sẻ với mẹ bầu cách bổ sung axit folic hiệu quả và an toàn.
1. Tìm hiểu đôi nét về axit folic cho bà bầu
Axit folic là một vitamin nhóm B, còn được biết đến với tên gọi là vitamin B9. Đây là một vi chất vô cùng quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của tất cả các tế bào trong cơ thể con người.
Trong suốt thời gian mang thai, axit folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành, cũng như phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm tủy sống và não bộ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, axit folic cần được bổ sung từ trước khi mang thai và kéo dài đến những tháng tiếp theo của thai kỳ để em bé trong bụng mẹ có thể phát triển một cách khỏe mạnh, hoàn thiện.
Axit folic mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi như:
1.1. Phòng ngừa nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho trẻ
Sự phát triển của tủy sống và não bộ chịu sự chi phối của axit folic. Do đó, axit folic cần được bổ sung đầy đủ cho các mẹ bầu. Việc thiếu hụt axit folic là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ xuất hiện các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Chẳng hạn như không có xương sọ não và não bộ, chẻ đôi đốt sống,…
1.2. Phòng ngừa bệnh lý thiếu máu ở mẹ bầu
Axit folic hoặc vitamin B9 là vi chất cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của những tế bào trong cơ thể, trong đó bao gồm cả tế bào hồng cầu trong máu. Bệnh thiếu máu ở mẹ bầu sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện những bất thường cho thai kỳ như thai nhi chậm phát triển, sinh non, sảy thai,… Bên cạnh đó, những em bé được sinh ra từ bà mẹ thiếu máu cũng có nguy cơ bị thiếu máu và có khả năng cao mắc những căn bệnh về tim mạch.
1.3. Giúp làm giảm nguy cơ mắc một số căn bệnh ung thư
Theo một số thống kê, bệnh lý ung thư cổ tử cung, ung thư vú hoặc ung thư đường tiêu hóa có tỷ lệ xuất hiện thấp hơn ở những bà mẹ bổ sung đủ axit folic trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, vấn đề này còn gặp phải nhiều tranh cãi và cần phải làm rõ bằng nhiều chứng cứ, nghiên cứu hơn.
2. Hướng dẫn cách bổ sung vitamin axit folic cho bà bầu
Axit folic là một vi chất cần được bổ sung từ trước khi mang thai và kéo dài trong suốt cả thai kỳ với nhu cầu cao gấp 4 lần so với những người bình thường. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai, hàm lượng axit folic hàng ngày cần bổ sung sẽ có sự thay đổi, tăng dần ở mức độ 400µg từ trước khi mang thai tới 3 tháng đầu của thai kỳ, 600µg trong những tháng còn lại của tam cá nguyệt thứ 2 và 3.
Axit folic có nhiều trong những loại thực phẩm hàng ngày như thịt gà, gan động vật, trứng, thịt vịt, ngũ cốc và trái cây, rau xanh. Do đó, các mẹ bầu có thể thay đổi nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp đủ axit folic, cũng như cân bằng được các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý một điều rằng, khi chế biến những loại thực phẩm này không nên nấu trong thời gian dài để tránh làm giảm lượng axit folic sẵn có.
Trên thực tế, nguồn axit folic trực tiếp từ các loại thực phẩm rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến và không dễ hấp thu qua đường ruột của bà bầu. Do đó, để bảo đảm tốt nhất, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa axit folic có trong Vital Pregna để đạt được ngưỡng cần cung cấp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Vital Pregna, chị em cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia và đọc kỹ hàm lượng axit folic trong mỗi viên uống để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Những mẹ bầu có nguy cơ cao sinh con mắc các dị tật thần kinh bẩm sinh thường được bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung axit folic với hàm lượng cao hơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ, ở mức khoảng 5 microgam mỗi ngày. Những yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con mắc các khuyết tật bẩm sinh là:
– Bản thân người mẹ hoặc người chồng mắc các dị tật bẩm sinh liên quan tới hệ thần kinh.
– Thai kỳ trước của người phụ nữ không khỏe mạnh hoặc thai nhi không may mắc phải những dị tật về hệ thần kinh.
– Trong gia đình có người thân mắc các dị tật ống thần kinh bẩm sinh.
– Người phụ nữ mắc các căn bệnh phải sử dụng thuốc để điều trị động kinh.
– Người phụ mắc mắc bệnh lý đái tháo đường từ trước khi mang thai.
3. Một số điều cần phải lưu ý khi bổ sung axit folic cho mẹ bầu
Để việc bổ sung axit folic cho bà bầu được hiệu quả và an toàn nhất, các bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:
– Nhu cầu cung cấp axit folic ở mẹ bầu cao gấp 4 lần so với những người bình thường. Về cơ bản, việc bổ sung quá liều axit folic rất hiếm khi xảy ra. Trên thực tế, sự kết hợp giữa các loại thực phẩm giàu axit folic và viên uống chứa axit folic là điều cần thiết thực hiện, cũng như duy trì trong suốt thai kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
– Hàm lượng cung cấp axit folic cho cơ thể các mẹ bầu cần được duy trì ở mức 400 – 800µg mỗi ngày. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng axit folic bằng những viên uống bổ sung. Bởi vì việc thừa axit folic trong cơ thể kéo dài sẽ gây trở ngại trong quá trình hấp thu và chuyển hóa chất kẽm. Đồng thời làm tăng nguy cơ gây tổn thương những tế bào thần kinh.
– Không sử dụng viên uống bổ sung axit folic cùng với đồ uống có ga, rượu, bia, trà, cafein hoặc những thức uống có cồn khác. Thay vào đó, phụ nữ mang thai nên uống viên bổ sung axit folic với nước đun sôi để nguội.
– Thời điểm thích hợp nhất để uống axit folic là giữa những bữa ăn.
– Tác dụng phụ thường thấy nhất khi bổ sung axit folic cho mẹ bầu là táo bón. Do đó, chị em cần phải uống đủ nước và bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
– Tránh sử dụng viên uống bổ sung axit folic với liều lớn hoặc hoặc lâu hơn so với chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất, các bạn nên uống viên bổ sung axit folic cùng với nhiều nước.
– Không uống chung viên bổ sung axit folic với thuốc kháng axit khi điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và những loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin.
Tóm lại, axit folic là một vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, cần được bổ sung ở trước và trong thai kỳ để phòng ngừa những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Đồng thời bảo vệ sức khỏe của người mẹ trong và sau khi sinh con. Do đó, việc bổ sung axit folic cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết. Nếu các mẹ muốn tìm hiểu thêm về thực phẩm chức năng Vital Pregna, hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 18001770 nhé! Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ