Giải đáp thắc mắc: Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì? - Doppelherz

Giải đáp thắc mắc: Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt khi nằm xuống, ngồi dậy là tình trạng nhiều người gặp phải, gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Vậy nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Cùng Doppelherz tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé!

1. Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì?

Tình trạng hoa mắt, chóng mặt xảy ra khi sức khỏe đang không ở trạng thái bình thường. Đặc biệt, chóng mặt kéo dài không được cải thiện có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mắc một số bệnh lý như:

1.1.  Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt do cơ thể bị thiếu máu não

Thiếu máu não gây cản trở quá trình lưu thông máu lên não, khiến não bộ bị thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến tình trạng choáng váng đầu óc, xây xẩm mặt mày khi đứng lên nằm xuống. Bên cạnh đó, cơ thể thiếu máu sẽ thường xuất hiện những biểu hiện như: hoa mắt, mệt mỏi, buồn nôn,…

Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì?
Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì?

1.2. Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì? Bệnh tim mạch

Tất cả những căn bệnh liên quan đến tim mạch như: nhồi máu cơ tim, huyết áp thấp, co thắt tim, xơ vữa động mạch,… đều ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu để cung cấp oxy cho não bộ. Vì vậy, những người bị bệnh về tim mạch thường cảm thấy chóng mặt khi nằm xuống, ngồi dậy.

1.3. Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì? Rối loạn tiền đình

Đa số những người bị rối loạn tiền đình đang nằm ngồi dậy bị chóng mặt và mất thăng bằng khi đứng lên ngồi xuống. Bởi vì tiền đình có vai trò quan trọng giúp giữ cân bằng cho cơ thể. Khi xảy ra rối loạn tiền đình thì não bộ không thể kiểm soát được tất cả những hành động của cơ thể, từ đó, gây ra tình trạng hoa mắt, đau đầu khi thay đổi đột ngột tư thế.

Người bị rối loạn tiền đình thường bị chóng mặt và mất thăng bằng khi thay đổi tư thế đột ngột
Người bị rối loạn tiền đình thường bị chóng mặt và mất thăng bằng khi thay đổi tư thế đột ngột

1.4. Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì? Hệ thần kinh bị tổn thương

Hệ thần kinh bị tổn thương gây ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát hành động của cơ thể. Dẫn đến tình trạng cơ thể bị rơi vàng trạng thái chóng mặt khi ngồi dậy, choáng váng, buồn nôn khi thay đổi trạng thái (ví dụ: nằm xuống, đứng lên,…)

1.5. Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì? Cơ thể bị rối loạn hô hấp

Khi cơ thể gặp phải những vấn đề ở hệ thống hô hấp như: hen, phổi tắc nghẽn,… cũng gây ra tình trạng chóng mặt. Nguyên nhân là do cơ thể không được cung cấp đủ oxy dẫn đến tình trạng khó thở, hoa mắt, chóng mặt.

Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt do cơ thể bị rối loạn hô hấp
Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt do cơ thể bị rối loạn hô hấp

2. Cách khắc phục tình trạng nằm xuống ngồi dậy chóng mặt

Nằm xuống ngồi dậy chóng mặt có thể là hiện tượng thoáng qua, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mắc một số bệnh lý. Vì vậy, tốt nhất, mọi người nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để hạn chế và giảm tần suất những lần đang nằm ngồi dậy bị choáng, mọi người có thể áp dụng những cách thức sau:

2.1. Không đột ngột thay đổi tư thế

Những người thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt không nên đột ngột thay đổi tư thế. Khi bạn muốn đứng lên hay ngồi xuống hãy chuyển động từ từ để tránh triệu chứng khi đứng dậy khiến bạn choáng váng. Đặc biệt là những người cao tuổi, người bị thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình càng cần chú ý hơn khi thay đổi tư thế.

Người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt không nên thay đổi tư thế đột ngột
Người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt không nên thay đổi tư thế đột ngột

2.2. Bổ sung sắt cho cơ thể để cải thiện tình trạng thiếu máu

Để cải thiện tình trạng nằm xuống ngồi dậy bị chóng mặt, mọi người có thể bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm ăn uống hàng ngày như: bông cải xanh, các loại thịt đỏ, các loại hạt, hải sản,…

2.3. Chăm chỉ luyện tập thể dục mỗi ngày

Vận động mỗi ngày giúp bạn sở hữu cơ thể săn chắc, tốt cho hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể và cải thiện tình trạng nằm lên ngồi xuống bị chóng mặt. Mọi người nên lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng sức khỏe bản thân để luyện tập hàng ngày.

Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe
Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe

2.4. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng giúp cho não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động ổn định. Với những người đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức khỏe, tăng cường tuần hoàn máu. Mọi người nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, vitamin B6, sắt,… giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, kích thích hoạt động của hệ thống thần kinh. Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ để duy trì cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.

2.5. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline là sản phẩm thuộc thương hiệu Doppelherz chiếm thị phần số 1 tại Đức về vitamin và khoáng chất, được nhiều chuyên gia y tế và khách hàng đánh giá cao về hiệu quả sau khi sử dụng. Thành phần bao gồm chiết xuất lá bạch quả, choline, vitamin B6, vitamin B12,… bổ sung Ginkgo + B-vitamins + Choline giúp hỗ trợ tăng tuần hoàn máu cải thiện triệu chứng đau nửa đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn não. Với liều dùng tiện lợi, mỗi ngày chỉ một viên duy nhất, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline là sự lựa chọn hoàn hảo giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của bạn.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo +  B-vitamins + Choline giúp hỗ trợ tăng tuần hoàn máu
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo +  B-vitamins + Choline giúp hỗ trợ tăng tuần hoàn máu

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi nằm xuống ngồi dậy chóng mặt là bệnh gì?”, từ đó, giúp mọi người chủ động hơn trong việc xác định nguyên nhân và cải thiện tình trạng này. Đừng quên thường xuyên theo dõi sức khỏe và chăm sóc bản thân để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tự tin tận hưởng cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày nhé!