Trẻ biếng ăn dặm là luôn nỗi lo hàng đầu của những người làm cha và làm mẹ. Vậy tại sao các bé lại biếng ăn dặm ngay từ khi mới bắt đầu và làm thế nào để khắc phục hiệu quả tình trạng này để giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện? Câu trả lời sẽ có trong bài viết bên dưới của Doppelherz!
1. 5 lý do khiến trẻ biếng ăn dặm ngay từ khi bắt đầu
Ăn dặm là chế độ ăn hoàn toàn mới với các bé 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức. Một số lý do chính khiến trẻ không cảm thấy hào hứng với các bữa ăn dặm là:
1.1. Thời điểm bố mẹ cho trẻ ăn dặm chưa phù hợp
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để trẻ nhỏ bắt đầu tập ăn dặm là khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều ông bố, bà mẹ lại vội vàng và mong con ăn dặm sớm nên đẩy nhân khoảng thời gian này lên.
Trong khi đó, một số phụ huynh lại lo lắng bé chưa thích ứng được những món ăn mới nên trì hoãn và không cho con tập ăn dặm khi đã 6 tháng tuổi. Cả 2 xu hướng này đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn dặm của trẻ.
Bởi vì nếu các bạn cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con vẫn chưa hoàn thiện nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hấp thu chất dinh dưỡng. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng khó tiêu, khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, khó chịu, biếng ăn và lười bú mẹ.
Còn nếu cho bé ăn dặm quá muộn, con sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thích nghi với các món ăn. Đó là lý do tại sao trẻ biếng ăn dặm ngay từ khi mới bắt đầu.
1.2. Bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều bữa trong một ngày
Nhu cầu năng lượng của trẻ ở mỗi một độ tuổi là khác nhau. Do đó, bố mẹ cần phải cân đối lượng thực phẩm của con trong mỗi bữa sao cho thật khoa học.
Trên thực tế, có rất nhiều bậc phụ huynh vì sợ bé còi cọc, thấp bé nên thúc ép hoặc nhồi nhét trẻ ăn nhiều, khiến con hình thành nên tâm lý sợ ăn. Vì vậy, các bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phong phú và phù hợp với trẻ.
1.3. Bố mẹ sử dụng nhiều loại bột khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
Với mong muốn trẻ được thưởng thức nhiều hương vị khác nhau hoặc thay đổi thực đơn dinh dưỡng cho phong phú, đa dạng, nhiều ông bố, bà mẹ đã mở nhiều hộp bột ăn dặm cùng lúc. Tuy nhiên, các bạn cần phải lưu ý một điều rằng, một hộp bột cần phải sử dụng hết trong thời gian dưới 15 ngày. Nếu thời gian sử dụng kéo dài, bột ăn dặm dễ bị nhiễm khuẩn và có thể khiến trẻ mắc bệnh tiêu chảy.
1.4. Bố mẹ chế biến quá nhiều loại thực phẩm
Việc sử dụng quá nhiều loại thực phẩm để chế thức ăn dặm cho trẻ là một sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh. Lý do là bởi vì hệ tiêu hóa của bé chưa thể tiêu hóa được những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất đạm,…
Đáng lo ngại hơn cả là một số loại thực phẩm khó tiêu có thể khiến con bị dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa,… Vì vậy, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ nên khởi động bằng những món ăn có 1 – 2 thành phần để theo dõi phản ứng của con và có hướng điều chỉnh phù hợp.
1.5. Nấu một nồi bột rồi cho trẻ ăn cả ngày
Để tiết kiệm thời gian, nhiều bố mẹ thường nấu sẵn một nồi bột có đủ thịt và rau từ sáng và khi tới bữa thì đun lại. Cách này không chỉ làm giảm chất dinh dưỡng của thực phẩm vì nấu đi nấu lại nhiều lần mà còn làm giảm hương vị món ăn, khiến trẻ không còn cảm thấy hứng thú. Do đó, các bạn nên nấu từng bữa bột một để bảo đảm độ tươi ngon của thực phẩm và giúp con cảm thấy thích thú hơn khi ăn.
2. Trẻ biếng ăn dặm bố mẹ phải làm sao?
Một số nguyên tắc các bạn cần phải ghi nhớ khi khắc phục chứng biếng ăn dặm cho trẻ em là:
2.1. Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc
Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ chỉ cần nấu bột thật loãng, dần dần tăng độ đặc và tập cho con ăn cháo khi được 8 – 9 tháng tuổi. Việc ăn bột loãng sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ không phản ứng gay gắt với các thức ăn lạ. Sau một thời gian ăn dặm, bé sẽ có đủ men tiêu hóa để hấp thu những món ăn phức tạp như cháo, rau, thịt, cơm,…
2.2. Cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn
Bột ngọt tương tự như mùi vị của sữa mẹ nên khá thân thiện với trẻ và thường được các chuyên gia khuyến khích sử dụng trước. Sau khi đường ruột của bé thích nghi được với những loại thức ăn mới, bố mẹ có thể cho con ăn mặn với nhiều chất dinh dưỡng hơn.
2.3. Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều
Trong bữa ăn dặm đầu tiên, bé ăn được vài thìa bột là đủ, chứ bố mẹ không nên ép trẻ ăn hết cả chén. Vào những bữa ăn sau, các bạn hãy tập cho con ăn từ 2 – 3 thìa lên đến 1/3 chén rồi 1/2 chén, 2/3 chén,… Như vậy, bé sẽ không có cảm giác sợ hãi vì bị ép ăn quá nhiều và có thời gian để thích nghi dần với đồ ăn.
2.4. Trang trí món ăn bắt mắt để hấp dẫn trẻ
Bên cạnh việc bảo đảm cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu, bố mẹ cũng nên chế biến các món ăn đa dạng và trang trí hấp dẫn, bắt mắt. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy tò mò và hứng thú hơn trong mỗi bữa ăn.
2.5. Cung cấp vừa đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong mỗi bữa ăn
Món ăn của trẻ cần phải có đủ chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, không phải bé càng ăn nhiều chất bổ thì càng phát triển khỏe mạnh.
Nếu món ăn dư chất béo và đạm, cơ thể con sẽ phản đối bằng cách bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy,…. khiến bé không chịu ăn dặm. Do đó, bột ăn dặm của con cần được cân đối chất dinh dưỡng để bảo đảm trẻ hấp thu hết. Bố mẹ có thể xay các loại cá, thịt, rau,… vào bột ăn dặm và nấu chín, rồi thêm một chút dầu oliu.
Thông thường, bố mẹ nên cho bé ăn dặm theo tuần tự làm quen với bột ngọt rồi chuyển sang bột mặn, cháo loãng, cháo đặc, cơm nát đến cơm bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ không thích ăn bột mà vẫn tiêu hóa tốt, đi phân đều, các bạn có thể cho con ăn cháo.
Trong trường hợp bé không ăn dặm mà chỉ uống sữa, phụ huynh không cần phải thúc ép con ăn bột hoặc cháo. Thay vào đó, các bạn có thể cho trẻ ăn dặm bằng sữa chua tự làm bằng sữa bột, trái cây ngọt, bánh quy, phomai,…
3. Kinder Optima – Bổ sung vi chất thiết yếu cho trẻ biếng ăn
Kinder Optima là sản phẩm siro ăn ngon đến từ thương hiệu lâu đời Doppelherz, thuộc Queisser Pharma với lịch sử hơn 100 năm phát triển tại Cộng hòa Liên bang Đức. Sản phẩm này được phân phối chính thức tại hơn 70 quốc gia trên khắp thế giới.
Thực phẩm chức năng Kinder Optima cung cấp L-Lysine cùng 17 loại vitamin và khoáng chất quan trọng giúp trẻ ăn ngon miệng. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường tiêu hóa và miễn dịch của bé. Nhờ vậy, trẻ sẽ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn. Kinder Optima chính là một trong những sản phẩm tốt và bán chạy nhất của Doppelherz. Tuy nhiên, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi cho con sử dụng sản phẩm này để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bố mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và giải pháp phù hợp khi trẻ biếng ăn dặm. Để giúp bé ăn ngon miệng hơn và được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm siro vitamin tổng hợp Kinder Optima, các bạn hãy gọi đến số tổng đài của Doppelherz: 1800 1770 nhé!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN