Mách mẹ những cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh

Mách mẹ những cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn đầu đời của trẻ, việc tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh là hành động vô cùng cần thiết. Bởi sở hữu đề kháng tốt sẽ là nền tảng để con yêu khôn lớn và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu những cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh đơn giản và dễ dàng thực hiện ngay trong bài viết dưới đây. 

Thế nào là thống miễn dịch?

Hệ thống miễn dịch của cơ thể là một mạng lưới được tạo từ các tế bào, cơ quan, protein khác nhau cũng hoạt động, chúng có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng của các tác nhân gây bệnh.

Cơ thể con người bao gồm 3 loại miễn dịch chính:

  • Loại miễn dịch bẩm sinh: Là miễn dịch có sẵn từ khi sinh ra, mang tính di truyền, không đòi hỏi phải tiếp xúc với kháng nguyên lần đầu hay lần sau. Ví dụ: da hoạt động như hàng rào ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch nhận biết khi nào cơ thể gặp các tác nhân gây bệnh.
  • Loại miễn dịch thích ứng: Chúng kích hoạt khả năng miễn dịch thích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hay khi cơ thể được tiêm vắc xin.

Loại miễn dịch thụ động: Miễn dịch thụ động đạt được khi một người được cung cấp kháng thể đối với một bệnh lý nào đó thay vì cơ thể phải sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể

Hệ thống miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng của các tác nhân gây bệnh.
Hệ thống miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng của các tác nhân gây bệnh.

Tìm hiểu về hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh

Trẻ lúc mới sinh ra, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện cho đến khi trẻ được 2 đến 3 tháng tuổi. Trong những tháng đầu tiên, hệ thống miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch qua trung gian tế bào sẽ phát triển đầy đủ hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp trẻ có thể chống lại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… tấn công.

Hệ thống miễn dịch của mẹ vẫn được tồn tại trong cơ thể trẻ sơ sinh khoảng vài tuần đầu tiên trong cuộc đời trẻ nhằm bảo vệ con mình bằng các kháng thể được chia sẻ qua nhau thai.

Cơ thể của trẻ sơ sinh có thể tự sản xuất ra các kháng thể khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nhưng chúng cần có thời gian để khả năng miễn dịch này trở nên hoàn thiện. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch thụ động của trẻ sơ sinh khi được truyền từ mẹ sang con không kéo dài mãi mãi, chúng sẽ có xu hướng giảm trong vài tuần đầu và tháng đầu sau khi sinh.

Khả năng miễn dịch thụ động của trẻ sơ sinh khi được truyền từ mẹ sang con 
Khả năng miễn dịch thụ động của trẻ sơ sinh khi được truyền từ mẹ sang con

Tầm quan trọng của việc phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Với trẻ sơ sinh, khi còn ở trong bụng mẹ đã có một lượng kháng thể khỏe mạnh nhất định để chống lại những tác nhân bất lợi xâm nhập, tuy nhiên sau khi trẻ được sinh ra và trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

Đối với trẻ sơ sinh trong môi trường mới hay giai đoạn trẻ đang phát triển để hoàn thiện cơ thể phải chịu nhiều yếu tố gây bệnh, do đó, trẻ đòi hỏi phải có hệ miễn dịch phát triển toàn diện để chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế xảy ra bệnh nhiễm trùng, nhất là bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng kém

Trẻ thường xuyên ốm vặt, mắc các bệnh truyền nhiễm như: cảm cúm, ho, viêm họng, tiêu chảy…

Trẻ thường có biểu hiện như bỏ bú.

Trẻ tiêu hóa kém, đi phân sống, rối loạn tiêu hóa.

Trẻ thường xuyên mệt mỏi, uể oải, cáu gắt, khó ngủ.

Trẻ bị mất nước, da khô, tiểu ít, niêm mạc nhợt nhạt. 

Trẻ có đề kháng kém thường xuyên mệt mỏi, uể oải, cáu gắt, khó ngủ.
Trẻ có đề kháng kém thường xuyên mệt mỏi, uể oải, cáu gắt, khó ngủ.

Những biện pháp giúp tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh

Tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh giúp cơ thể trẻ có khả năng phòng vệ, chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh, nhất là khi trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu.

Dưới đây là một số cách hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo:

Không gian sống của trẻ ở sạch sẽ, thoáng mát.

Một không gian sống sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên sẽ làm hạn chế lượng vi khuẩn virus tồn tại môi trường xung quanh, từ đó giúp giảm các tác nhân gây bệnh, cho trẻ một không gian sống tươi mát.

Cha mẹ chú ý nên loại đi những đồ dụng cụ khi chúng có dấu hiệu ố, mốc, thường xuyên vệ sinh những đồ chơi của trẻ, những vật dụng trẻ ăn uống hàng ngày: bình sữa, ti giả, đồ gặm nướu… để hạn chế những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa và hô hấp.

Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên, chế độ sinh hoạt lành mạnh

Cha mẹ nên chú ý vệ sinh cơ thể cho trẻ thường xuyên để trẻ tránh những vi khuẩn bám dính lên quần áo, cơ thể của trẻ quá lâu, đặc biệt là hai bàn tay của trẻ, nhằm tránh những bệnh lý về da, tiêu hóa và hô hấp. 

Tập cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng giờ giấc giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và cải thiện sức đề kháng cho trẻ.

Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Sữa mẹ chứa chất béo, đường, men vi sinh và một lượng kháng thể rất lớn. Những chất này được truyền sang trẻ trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ phát triển các kháng thể và chống lại nhiễm trùng, bảo vệ trẻ khỏi virus, vi khuẩn. 

Hầu hết trẻ sau khi sinh sẽ được truyền một lượng lớn các kháng thể từ sữa non và sữa mẹ. Sữa mẹ hay sữa công thức đều có chức năng là cung cấp tất cả các vitamin và khoáng chất thiết yếu mà trẻ cần trong ít nhất 6 tháng đầu tiên sau sinh.

Cho trẻ bú bằng sữa mẹ giúp bổ sung đề kháng cho trẻ sơ sinh mạnh hơn và tốt hơn so với trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên, sữa mẹ không thể nào bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng như: bệnh bại liệt, bệnh bạch hầu và sởi.

Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp đầy đủ dưỡng chất với trẻ

Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, nhu cầu cung cấp năng lượng cho trẻ phát triển ngày càng lớn, do đó trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết thông qua những bữa ăn dặm chứa thức ăn với đầy đủ các nhóm chất (đạm, ngũ cốc, protein, vitamin và khoáng chất), góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ. 

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chú ý bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cố gắng cho trẻ duy trì bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa kẽm, sắt, vitamin A, C, D…

Cha mẹ có thể áp dụng tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin A, C, D trong khẩu phần ăn của trẻ mỗi ngày.

  • Những thực phẩm giàu sắt: rau dền đỏ, nấm hương, bông cải xanh, thịt bò, gà tây… có tác động tích cực đến sức khỏe của hệ miễn dịch.
  • Những thực phẩm giàu kẽm bao gồm: tôm, gan động vật, cua, thịt bò, các loại ngũ cốc.
  • Những thực phẩm giàu selen có trong: tôm hùm, cá hồi, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt… giúp hỗ trợ cải thiện chức năng miễn dịch, tăng khả năng chống lại các tác nhân nhiễm trùng. 
  • Các loại vitamin E, vitamin C, vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B có trong nhiều loại rau xanh, rau ngót, đu đủ, cam chanh, rau dền, bưởi, dầu oliu, đậu tương, quả gấc,, vừng lạc… rất tốt để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn da ở trẻ. 
Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin A, C, D trong khẩu phần ăn của trẻ mỗi ngày.
Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin A, C, D trong khẩu phần ăn của trẻ mỗi ngày.

Cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh từ hệ tiêu hóa

Có thể tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh bằng việc nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. 

Nâng cao khả năng miễn dịch từ hệ tiêu hóa của trẻ sẽ giúp trẻ chống lại được sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn, virus xâm nhập, giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, loại bỏ tình trạng thiếu hụt những vi chất cần thiết.

Cha mẹ có thể bổ sung các loại men vi sinh cho trẻ nhưng lưu ý nên chọn những sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng, giúp hỗ trợ con yêu phát triển nhanh chóng, toàn diện và khỏe mạnh.

Bổ sung siro tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh 

Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm, việc lựa chọn siro tăng đề kháng cho trẻ cũng được nhiều mẹ tin dùng và lựa chọn. 

Bổ sung siro tăng đề kháng cho trẻ giúp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe cho con yêu. Ngoài ra, việc bổ sung siro đề kháng còn giúp hỗ trợ trẻ phòng chống những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Sử dụng siro tăng cường đề kháng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ an tâm hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Immune Syrup – Đề kháng khỏe, trẻ phát triển vững vàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Immune Syrup là sản phẩm giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ duy trì và phục hồi sức khỏe cho trẻ.

Sản phẩm được thiết kế chuyên biệt giúp tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ bởi sự kết hợp của bộ các dưỡng chất tác động trực tiếp tăng đề kháng như: Selen, kẽm, Vitamin C, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin D3. Đây là sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ duy nhất có chứa Selen, hỗ trợ miễn dịch toàn diện trên cả đáp ứng miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được.

Sự kết hợp của bộ 6 dưỡng chất tăng đề kháng đã mang đến một sản phẩm với công thức tối ưu, đúng dưỡng chất, đảm bảo liều sinh lý an toàn phù hợp với nhu cầu của trẻ  nhỏ. Kinder Immune Syrup được bào chế dưới dạng siro lỏng với hương vị dứa thơm ngon giúp trẻ dễ dàng sử dụng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Immune Syrup 
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Immune Syrup

Bài viết trên đây của Doppelherz là lời giải đáp cho câu hỏi “cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả” đồng thời cung cấp cho cha mẹ những kiến thức hữu ích về cách chăm con. Nếu cha mẹ còn bất kỳ vấn đề gì hay quan tâm đến sản phẩm Kinder Immune Syrup hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 1770 để được nhân viên tư vấn thêm về sản phẩm hữu ích này.