THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM - Doppelherz

THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn mức bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, bất kể vì lý do gì. Vậy thiếu máu dinh dưỡng được biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân nào gây nên thiếu máu dinh dưỡng? Làm thế nào để cải thiện tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở các bà mẹ và trẻ em? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Thiếu sắt là nguyên nhân chính của thiếu máu ở Việt Nam. Khẩu phần ăn nghèo chất sắt và tình trạng nhiễm giun móc cao ở nhiều vùng là nguyên nhân quan trọng của thiếu máu dinh dưỡng ở nước ta. Thiếu máu dinh dưỡng được xác định là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng của bà mẹ và trẻ em, tác động tới một bộ phận lớn dân cư trong cộng đồng do đó cần phải quan tâm đặc biệt và triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống.

Thiếu máu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em
Thiếu máu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em

Thiếu máu dinh dưỡng được chẩn đoán như thế nào?

Thiếu máu dinh dưỡng có thể được nhận biết thông qua các biểu hiện lâm sang như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt hoặc thông qua các xét nghiệm chuyên sâu. Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng Doppelherz tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu thường nghèo nàn và âm thầm. Người bị thiếu máu có thể không tự nhận ra bệnh, điều đó gây khó khăn trong phòng chống bệnh này ở cộng đồng. Biểu hiện của thiếu máu nhẹ là: mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung.

Đối với trẻ em, khi bị thiếu máu, trẻ thường có các dấu hiệu da xanh, niêm mạc nhợt. Trẻ sẽ trở nên kém hoạt bát hơn thường ngày, ảnh hưởng đến kết quả học tập hay thường xuyên cảm thấy buồn ngủ. Khi bị thiếu máu nặng, trẻ có thể bị khó thở, viêm nhiễm đường hô hấp hoặc các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Đối với phụ nữ có thai, dấu hiệu phổ biến thường là là da xanh, niêm mạc mắt, lợi nhợt nhạt, móng tay khum hình thìa, lòng bàn tay nhợt nhạt, đầu lưỡi có một đám những hạt sắc tố đỏ sẫm, mệt mỏi, khi thiếu máu nặng thường có dấu hiệu chóng mặt, tim đập mạnh, khó thở khi lao động gắng sức…

Chẩn đoán thông qua xét nghiệm

Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán thiếu máu là định lượng Hemoglobin (Hb). Trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai nếu Hb<11g/L và phụ nữ không có thai nếu Hb<12g/L được xác định là thiếu máu.

Nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng

Khẩu phần ăn không cung cấp đủ chất sắt

Có 2 nguồn sắt chính từ thực phẩm là sắt hem và sắt không hem. Sắt hem thường có mặt trong thịt, cá, thịt gia cầm cũng như trong tiết. Sắt hem có thể dễ dàng được hấp thu ở ruột, trong khi đó, sắt không hem phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng hay cản trở hấp thu sắt. Vitamin C, protein động vật và các acid hữu cơ trong hoa quả và rau có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt không hem. Các chất ức chế hấp thu sắt thường có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật, như phytate ở trong gạo và các loại ngũ cốc, như tanin trong một số loại rau, trà và cà phê.

Do nhu cầu sắt

  • Trẻ em là lứa tuổi đang lớn nhanh nên có nhu cầu sắt cao. Một đứa trẻ sinh đủ tháng có dự trữ sắt tốt, nhu cầu sắt sẽ được đáp ứng cho tới 6 tháng tuổi. Cơ thể trẻ sơ sinh sẽ sử dụng lượng sắt từ từ trong 6 tháng đầu tiên. Sau khoảng thời gian này, bắt đầu có sự thiếu hụt sắt, cần được bù đắp từ các thức ăn bổ sung.
  • Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) bị mất sắt theo kinh nguyệt hàng tháng
  • Đối với phụ nữ có thai, sắt cần cho sự phát triển của thai, rau thai và tăng khối lượng máu của mẹ.
  • Đối với phụ nữ cho con bú, sắt được tiết theo sữa nuôi con.
  • Do mất máu khi nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun móc vì nó gây mất máu đường tiêu hóa và gây thiếu sắt.
  • Do mắc các bệnh về máu khác.
Thiếu máu dinh dưỡng hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân
Thiếu máu dinh dưỡng hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân

Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em

Ảnh hưởng tới khả năng lao động

Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não. Nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy năng suất lao động của những người bị thiếu máu thấp hơn hẳn những người bình thường. Tình trạng thiếu sắt nhưng chưa thể hiện thiếu máu cũng làm giảm khả năng lao động.

Ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ

Thiếu máu là cho trẻ em kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Các biểu hiện mất ngủ, kém chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu. Kết quả học tập của các em học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với trẻ bình thường và chỉ khắc phục sau khi các em đã được bổ sung viên sắt.

Ảnh hưởng tới thai sản

Thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân và dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản. Vì vậy người ta coi thiếu máu dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa.

Đâu là biện pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng?

  • Cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo cung cấp đủ sắt, folate và vitamin B12 cho nhu cầu cơ thể.
  • Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng.
  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có bổ sung sắt.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường sạch sẽ để phòng chống nhiễm giun, sán, ký sinh trùng sốt rét.
  • Tẩy giun định kỳ.
  • Tiêm chủng đầy đủ.
  • Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cần thiết phòng chống thiếu hụt sắt và các vi chất cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn. Doppelherz Kinder Optima với công thức độc đáo chứa L-lysine cùng 17 dưỡng chất thiết yếu giúp hỗ trợ tác động toàn diện lên các hệ thống, cơ quan của cơ thể trẻ. Sản phẩm được kiểm nghiệm bởi tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu, đạt chuẩn quy định GMP, không chứa hormone tăng trưởng, không chứa corticoid, không gây trữ nước hay tăng cân ảo. Đặc biệt đây là sản phẩm duy nhất có bổ sung thành phần hỗ trợ chức năng tạo máu: sắt, iot, axit folic, manga. Siro có vị cam thơm ngon, dễ uống, giúp con thích thú khi sử dụng mỗi ngày
  • Bổ sung sắt hoặc đa vi chất cho phụ nữ có thai, cho con bú, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, trẻ sinh non, nhẹ cân. Doppelherz Haemo Vital với công thức vượt trội bổ sung sắt dưới dạng muối sắt (II) là dạng dễ hấp thu nhất với hàm lượng tối ưu 20mg kết hợp cùng các vi chất tăng cường chuyển hóa và hấp thu sắt. Hỗ trợ bổ sung sắt và 1 số vitamin và các vi chất hỗ trợ giảm thiếu máu do thiếu sắt.

 

Bổ sung sắt đúng cách
Bổ sung sắt đúng cách

Trên đây là các kiến thức cơ bản về thiếu máu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em mà Doppelherz đã tổng hợp dành cho các bậc cha mẹ. Để giải quyết tình trạng này, người mẹ và trẻ nhỏ cần được chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày và việc bổ sung đầy đủ sắt cùng các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.