Bệnh cơ xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là “Thập niên xương khớp”. Riêng ở Việt Nam, theo ước tính trong một nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp cho thấy tình trạng này đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa, thống kê cho thấy có 30% người trên tuổi 35, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 85 gặp vấn đề về thoái hóa khớp
Khi bị viêm khớp, thoái hóa khớp… người bệnh không chỉ đối mặt với nỗi đau dai dẳng và chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng nếu phải thay khớp mà còn nỗi lo tàn phế, mất khả năng lao động và lệ thuộc vào người khác. Nguyên nhân nào khiến các khớp bị thoái hóa
Nguyên nhân nguyên phát
Thông thường đến một độ tuổi nhất định hàm lượng nước trong sụn khớp sẽ tăng dần theo tuổi tác, điều này làm cho hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến sụn bắt đầu thoái hóa. Hơn nữa vận động nhiều trong thời gian dài cũng sẽ khiến phần sụn này càng dễ tổn thương gây nên nứt, bong, tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữa khớp, gây đau và thoái hóa khớp
Nguyên nhân thứ phát
Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.
Chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.
Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, vận động viên bóng đá có nguy cơ về khớp gối, người làm thủ công có nguy cơ về khớp tay..v.v
Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.
Ảnh: Bác sĩ Trần Quốc Khánh – Chuyên gia hàng đầu về Cơ Xương Khớp.
Cơ xương khớp là một phần thiết yếu trong hoạt động của cơ thể khỏe mạnh, sự ảnh hưởng của cơ xương khớp yếu có thể dẫn đến sự kém vận động không chỉ của một bộ phận nào đó mà có thể gây yếu và suy thoái toàn bộ cơ thể con người. Chính vì vậy chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, chăm sóc và bảo vệ xương khớp ngay khi còn trẻ và khỏe mạnh. Đặc biệt đối với nguyên nhân nguyên phát là thoái hóa khớp theo độ tuổi (cao) bạn có thể giảm thiểu rủi ro đó thông qua các giải pháp đơn giản là tập thể dục đặc biệt các động tác hỗ trợ, cho khớp, cũng như bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho khớp.
Doppelherz thương hiệu số 1 của Đức (từ tập đoàn Queisser với 120 năm lịch sử phát triển) có các dòng sản phẩm nổi bật về xương khớp như Joints ULTRA Bổ sung dưỡng chất cần thiết hỗ trợ khớp xương chắc khỏe, linh hoạt. Hỗ trợ giảm các triệu chứng thoái hóa khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ bôi trơn khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru và dẻo dai. Tìm hiểu thông tin về sản phẩm tại đây https://doppelherz.vn/san-pham/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-joints-ultra/
(Tham khảo https://www.arthritis.org/)
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả
Trẻ hay ho nguyên nhân từ đâu và cha mẹ cần làm gì?
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ