Trẻ biếng là gì, nguyên nhân và cách khắc phục?

Trẻ biếng ăn là gì, nguyên nhân và cách khắc phục?

Trẻ biếng ăn khiến không ít cha mẹ lo lắng, hơn nữa, biếng ăn ở trẻ còn dẫn đến nhiều hệ lụy lâu dài như: nguy cơ suy dinh dưỡng, kém phát triển về trí tuệ, thể chất, suy giảm đề kháng… Vậy khi trẻ có biểu hiện biếng ăn cha mẹ phải làm sao và những cách khắc phục tình trạng biếng ăn hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Doppelherz để tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên. 

Trẻ biếng ăn là gì?

Biếng ăn (chán ăn, lười ăn…) là tình trạng trẻ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể. Tình trạng này phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, khi trẻ tròn 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của cũng giảm đi, do đó lượng thức ăn cũng giảm. Vì vậy nếu chỉ căn cứ vào lượng thức ăn trẻ dung nạp thì rất khó xác định trẻ có biếng ăn hay không.

Biếng ăn là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi
Biếng ăn là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi

Điểm danh những biểu hiện của trẻ biếng ăn 

Thông thường, trẻ biếng ăn sẽ có các biểu hiện dễ nhận biết dưới đây:

  • Trẻ khóc lóc, tìm cách quấy rối khi bạn dọn thức ăn.
  • Trẻ có thể không ăn một số loại thức ăn hoặc không ăn tất cả các loại thức ăn trên bàn ăn.
  • Trẻ ngậm thức ăn trong miệng trong thời gian lâu, không chịu nhai và nuốt.
  • Thời gian ăn của mỗi bữa thường kéo dài hơn 30 phút.
  • Trẻ thường có cảm giác nôn, chớ khi dọn bàn thức ăn ra.
  • Trong thời gian 3 tháng liên tục, trẻ không có dấu hiệu tăng cân.
Trẻ lười ăn thường khóc lóc, tìm cách quấy rối khi bạn dọn thức ăn
Trẻ lười ăn thường khóc lóc, tìm cách quấy rối khi bạn dọn thức ăn

Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Nguyên nhân trẻ biếng ăn là thắc mắc của không ít cha mẹ có con gặp phải tình trạng này. Việc xác định nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ dễ dàng khắc phục tình trạng này và giúp trẻ ăn nhiều hơn, đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. 

Trẻ biếng ăn do thói quen ăn uống xấu

Thông thường, thói quen ăn uống của trẻ nhỏ được hình thành qua thói quen chăm sóc hàng ngày của cha mẹ, đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến biếng ăn ở trẻ nhỏ. Ví dụ như cha mẹ thường để trẻ ngậm thức ăn lâu, nuốt mà không nhai, dỗ dành trẻ khi ăn, cho trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi, bữa ăn kéo dài,… Những thói quen này sẽ khiến trẻ lười ăn uống khi cha mẹ bận hoặc trẻ có xu hướng chỉ thích ăn thức ăn dạng lỏng, ngại nhai, nuốt khi ăn các thức ăn dạng khô, rau củ quả, thịt, cá, cơm… Do đó, cha mẹ cần lưu ý để giúp trẻ từ bỏ những thói quen ăn uống này. 

Lựa chọn thời điểm cho ăn không phù hợp

Khi trẻ vẫn còn no do ăn nhiều thức ăn trước đó hoặc ít vận động thì rất khó để trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều, nếu cha mẹ cố bắt ép ăn sẽ hình thành ấn tượng xấu với việc ăn uống. Do vậy, cha mẹ nên tập cho trẻ vận động, cho trẻ ăn đúng bữa chính khi trẻ thực sự đói hoặc khi trẻ muốn ăn. Đây cũng là thói quen rất tốt với những trẻ đang biếng ăn để giúp trẻ có thể tự ăn nhiều hơn.

Trẻ lười ăn do lựa chọn thời điểm cho ăn không phù hợp
Trẻ lười ăn do lựa chọn thời điểm cho ăn không phù hợp

Trẻ biếng ăn do ăn không tập trung

Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ cho trẻ xem ti vi, điện thoại, nghịch đồ chơi khi ăn, điều này vô tình sẽ khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn. Vì thế mà trẻ sẽ thường có xu hướng ăn ít đi hoặc ăn nhai không kỹ, dễ dẫn đến bệnh lý dạ dày.

Ngoài ra, cũng không ít cha mẹ, ông bà thường bế trẻ rong chơi khắp xóm để dỗ trẻ ăn, thói quen này cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn.

Trẻ biếng ăn do bệnh lý 

Có nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến trẻ biếng ăn, chán ăn, giảm ngon miệng như:

  • Trẻ bị ốm, cảm thông thường sẽ mệt và chán ăn trong thời gian trẻ mắc bệnh.
  • Trẻ mắc các bệnh lý về tiêu hóa như: đau bụng, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
  • Trẻ mọc răng, nướu sưng, đau nhức, gây cản trở việc nhai thức ăn của trẻ.

Trẻ biếng ăn do yếu tố tâm lý

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một chứng rối loạn ăn uống phổ biến. Tình trạng này thường xuất phát từ chính tâm lý căng thẳng, sợ hãi, lo lắng trong mỗi bữa ăn do cha mẹ thấy con ăn chậm, không ăn hoặc ăn ít từ đó ra sức thúc ép, dọa nạt, quát tháo dễ khiến con sợ, nảy sinh tâm lý chán ăn. Nếu biếng ăn tâm lý không khắc phục được, diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến biếng ăn bệnh lý. 

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Chuyên gia tư vấn

Để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ, việc xác định nguyên nhân cũng như sự phối hợp từ gia đình và nhà trường, bác sĩ là vô cùng quan trọng. Chứng lười ăn ở trẻ nên được khắc phục sớm, đảm bảo cho trẻ đủ dinh dưỡng ở các giai đoạn phát triển quan trọng.

Dưới đây là một số biện pháp mà phụ huynh nên áp dụng để đem lại hiệu quả tốt, giúp trẻ ăn ngon và ăn được nhiều hơn. 

Chế biến các món ăn bắt mắt

Những món ăn mà cha mẹ chế biến cho trẻ nhỏ không chỉ đảm bảo đủ dinh dưỡng mà còn cần có hình thức bắt mắt, hấp dẫn mùi vị thơm ngon để trẻ có hứng thú ăn và từ đó ăn được nhiều hơn. Nếu cha mẹ chỉ chế biến các món ăn từ một số thực phẩm cố định sẽ dần khiến trẻ chán.

Để hiểu sở thích ăn uống của trẻ hơn, cha mẹ hãy cùng trẻ chọn thực phẩm trẻ thích, cho trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn hoặc tự trang trí món ăn của mình. Từ đó, trẻ sẽ hứng thú hơn với việc ăn uống, đẩy lùi chứng biếng ăn.  

Chế biến các món ăn bắt mắt giúp trẻ hứng thú
Chế biến các món ăn bắt mắt giúp trẻ hứng thú

Hạn chế cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính

Không ít cha mẹ có thói quen nuông chiều trẻ, cho trẻ tùy ý ăn theo ý muốn, ăn vặt không đúng bữa. Chính điều này sẽ khiến trẻ không cảm thấy đói, vì thế khi vào bữa ăn chính thường trẻ không muốn ăn và ăn rất ít.

Để tránh tình trạng này, cha mẹ nên kiểm soát và hạn chế tình trạng ăn vặt của trẻ, tránh cho trẻ ăn vặt quá nhiều nhất là trước các bữa ăn chính. Thay vào đó, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung các bữa phụ sau bữa chính hoặc giữa hai bữa ăn chính.

Đảm bảo dinh dinh dưỡng đầy đủ 

Một trong những điều cha mẹ phải lưu ý đó luôn đảm bảo các bữa ăn của trẻ phải đầy đủ các dưỡng chất. Các vitamin và khoáng chất có trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm có tác dụng giúp tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ. Những thực phẩm có chứa kẽm mà cha mẹ cần chú ý bổ sung đó là: thịt bò, cá, thịt gà và nhiều loại rau có màu xanh đậm.

Ngoài ra, khi cho trẻ ăn, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau để kích thích bữa ăn của trẻ:

  • Trong các bữa ăn, tuyệt đối không cho trẻ dùng điện thoại, nghịch đồ chơi, xem tivi, đọc truyện tranh hay dùng các thiết bị công nghệ khác trong khi ăn.
  • Không nên dùng thức ăn làm phần thưởng cho bé nhằm tránh nảy sinh tâm lý vì được thưởng nên ăn chứ không phải vì trẻ thích món ăn đó hay món đó tốt cho sức khỏe.

Khuyến khích cho trẻ tập vận động

Trẻ lười ăn, bỏ bữa có thể nguyên nhân là do lười vận động, vì thế bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp thì cha mẹ cần khuyến khích cho trẻ tập thói quen vận động, chơi thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ có thể cho trẻ tập bơi, bóng rổ, bóng đá, đạp xe, đi bộ, nhảy dây, chơi đuổi bắt… Các trò chơi vận động sẽ khiến cho tiêu hao năng lượng, nhanh chóng đói, ăn ngon miệng hơn và nhiều hơn ở các bữa ăn chính.

Vận động giúp trẻ nhanh đói và ăn ngon miệng 
Vận động giúp trẻ nhanh đói và ăn ngon miệng

Nếu trẻ còn nhỏ, cha mẹ cũng có thể massage nhẹ nhàng cho trẻ, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, giúp trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng tốt.

Một số biện pháp khác

Ngoài các biện pháp kể trên thì cha mẹ cũng nên nhớ tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng 1 lần vì trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun sán, gây suy nhược cơ thể, chán ăn, biếng ăn, chậm lớn.

Có thể bổ sung cho trẻ men tiêu hóa hỗ trợ quá trình hấp thu, tiêu hóa, song cần bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không nên trộn thuốc vào các món ăn bởi sẽ làm thay đổi hương vị món ăn và khiến cho trẻ không còn yêu thích món ăn đó nữa. 

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa L-Lysine cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác, giúp tăng hấp thu, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ăn ngon cho bé. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Hỗ trợ ăn ngon, tiêu hóa khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima là sản phẩm của thương hiệu Doppelherz – Thương hiệu chiếm thị phần lớn tại Đức với sự kết hợp giữa L-Lysine cùng 17 loại vitamin và khoáng chất đã được chứng minh giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon, nâng cao sức đề kháng, phát triển chiều cao, cải thiện tầm vóc. Ngoài ra, Kinder Optima còn bổ sung sắt, axit folic, i-ốt và mangan hỗ trợ chức năng tạo máu rất quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ.

Một ưu điểm khiến Kinder Optima chiếm trọn lòng tin của hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới đó là tính hiệu quả lâu dài, trẻ tăng trưởng bền vững, không có hiện tượng tăng cân ảo, tích nước. Sản phẩm vị cam thơm ngon, dễ uống, liều dùng tiết kiệm, dễ dàng trẻ dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Hỗ trợ ăn ngon, tiêu hóa khỏe
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Hỗ trợ ăn ngon, tiêu hóa khỏe

Như vậy Doppelherz đã cùng bạn đọc tìm hiểu về chủ đề “trẻ biếng ăn phải làm sao”, các biện pháp cải thiện tình trạng biếng ăn để từ đó giúp cha mẹ chăm sóc con cái dễ dàng hơn cũng như giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 1770 để được giải đáp.