Vì sao em bé lười ăn và giải pháp dành cho phụ huynh

Vì sao em bé lười ăn và giải pháp dành cho phụ huynh

Em bé lười ăn là vấn đề nan giải mà hầu hết các gia đình có con nhỏ đều phải đối mặt. Đáng chú ý là nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài, có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như chậm phát triển, suy dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh mạn tính, nhẹ cân, thấp bé,… Do đó, hãy cùng Doppelherz Việt Nam tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ lười ăn và biết thêm những giải pháp phù hợp, giúp con phát triển toàn diện trong bài viết bên dưới đây nhé!

1. Tại sao em bé lười ăn?

Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ lười ăn là:

1.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ không tốt

Tình trạng sức khỏe không tốt là nguyên nhân hàng đầu khiến em bé lười ăn hơn so với bình thường. Bởi vì khi bị ốm, con thường cảm thấy mệt mỏi, đắng miệng, buồn nôn, lười ăn, không muốn ăn, thậm chí là nôn trớ trong và sau ăn.

Do đó, bố mẹ cần phải theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ và để ý những biểu hiện hàng ngày của con. Nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu sổ mũi, ho, sốt nhẹ,… hãy đưa con đi khám với bác sĩ thay vì ép trẻ ăn. Mục đích của việc làm này là để tránh trường hợp bệnh nặng hơn và có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm, khó điều trị.

1.2. Thực đơn không hợp khẩu vị với trẻ lười ăn

Một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và chuẩn khoa học là rất cần thiết cho sự phát triển của con yêu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bé không muốn ăn những món này.

Thông thường, trẻ sẽ lười ăn khi không hợp khẩu vị và việc bố mẹ thúc ép hoặc bắt con ép con sẽ khiến bé bị áp lực trong mỗi bữa ăn. Từ đó dẫn đến tâm lý lười ăn và sợ hãi khi đến bữa ăn chính.

Nhiều trẻ khi bị bố mẹ bắt ăn sẽ tìm cách chống chế bằng cách ngậm thức ăn lâu trong miệng, thậm chí là trong lúc ngủ vẫn ngậm đầy thức ăn trong miệng. Điều này không chỉ khiến bé chậm lớn, lười ăn mà còn dẫn tới hàng loạt những vấn đề liên quan đến sức khỏe khác.

Em bé lười ăn có thể là do thực đơn bố mẹ nấu không phù hợp khẩu vị
Em bé lười ăn có thể là do thực đơn bố mẹ nấu không phù hợp khẩu vị

1.3. Trẻ em ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn chính

Nếu bé ăn quá nhiều vào bữa phụ sẽ dẫn đến hiện tượng no căng bụng trong bữa chính và con sẽ có xu hướng lười ăn, chán ăn, biếng ăn, bỏ bữa. Hơn nữa, những món ăn vặt thường không tốt cho sức khỏe của con. Điển hình như là snack, bánh kẹo, khoai tây chiên,…

Đây là những món ăn nhiều chất tạo ngọt nhân tạo, tinh bột và dầu mỡ, sẽ gây hại đến thể chất và trí não của con. Khi bé ăn quá nhiều những loại thực phẩm này sẽ gây ra những vấn đề về răng miệng như sâu răng hoặc những căn bệnh khác như táo bón, rối loạn tiêu hóa, loãng xương, béo phì, tim mạch,…

1.4. Em bé lười ăn do bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp hiện tượng thiếu hụt những loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như selen, kẽm,… sẽ khiến con cảm thấy không ngon miệng, lười ăn, biếng ăn, chậm lớn. Nếu như không được bổ sung kịp thời những chất dinh dưỡng quan trọng và tình trạng lười ăn kéo dài sẽ khiến bé bị còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm lớn và chậm phát triển về trí não.

1.5. Trẻ lười ăn do quá hiếu động

Việc trẻ hiếu động là biểu hiện tốt cho thấy bé có khả năng vận động và tư duy tốt. Tuy nhiên, nếu con quá ham chơi dẫn tới bỏ ăn là nguyên nhân thường thấy nhất ở những bé lười ăn. Sự mất tập trung khi ăn uống vì những tác động xung quanh dần dần sẽ trở thành thói quen gây ra hiện tượng lười ăn, chậm lớn ở con.

2. Bố mẹ cần làm gì khi em bé lười ăn?

Để khắc phục tình trạng trẻ em lười ăn, chậm lớn, bố mẹ nên áp dụng những biện pháp sau:

2.1. Không nên kéo dài bữa ăn của trẻ em quá 30 phút

Trên thực tế, có rất nhiều trẻ ăn từ sáng đến trưa mới xong và ăn trưa kéo dài tới chiều. Như vậy, cả ngày của bé chỉ toàn là ăn. Điều này sẽ khiến bố mẹ cảm thấy mệt mỏi, còn con cũng chán ăn không kém.

Do đó, việc xác định thời gian bữa ăn và không kéo dài quá 30 phút sẽ giúp trẻ tập trung vào việc ăn uống hơn. Nếu bé ăn quá ít, các bạn có thể bổ sung thêm hoa quả, sữa chua hoặc những loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác vào bữa phụ. Hoặc bố mẹ có thể tăng thêm bữa ăn cho bé hoặc cố gắng cho con ăn nhiều hơn ở bữa kế tiếp.

2.2. Không nên thúc ép hoặc nhồi nhét bé ăn nhiều

Phụ huynh không nên thúc ép hoặc nhồi nhét trẻ ăn khi con không muốn. Nếu bé ăn quá ít, các bạn có thể chia nhỏ thành 3 – 4 bữa/ ngày. Mỗi lần chỉ cho trẻ ăn một chén nhỏ bột, cháo hoặc cơm là được, chứ không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con ăn thêm váng sữa, sữa chua vào những bữa phụ sau đó.

2.3. Thay đổi món ăn và cách chế biến đa dạng hơn

Bố mẹ nên thay đổi cách chế biến món ăn, chứ đừng bao giờ ép con ăn mãi một món và lặp đi lặp lại nhiều lần vì sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Thay vào đó, các bạn có thể cho bé ăn dặm dần, mì cắt nhỏ, cơm nát,… để xem trẻ có ăn ngon miệng hơn không.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho con ăn bột, cháo, củ quả luộc mềm, chuối xay,…. Tốt nhất, bố mẹ nên để bé tự xúc ăn hoặc hướng dẫn bé tự xúc ăn để con cảm thấy hứng thú hơn khi ăn uống.

Nếu không có nhiều thời gian, bố mẹ có thể chuẩn bị thức ăn cho cả tuần nhưng không nên hấp, luộc chín mà chỉ sơ chế qua. Chẳng hạn như bóc vỏ tôm, chia nhỏ khẩu phần ăn từng bữa, xay nhỏ thức ăn rồi để đông đá. Khi gần đến bữa ăn thì rã đông bằng cách để xuống ngăn mát tủ lạnh. Điều này sẽ giúp thức ăn không bị mất chất dinh dưỡng và tạo cảm giác ngon miệng hơn cho món ăn.

2.4. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng và phong phú

Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở Việt Nam rất dễ bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Lý do là bởi chế độ dinh dưỡng của bé chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.

Tùy theo thể trạng và cơ địa, mỗi trẻ sẽ có sở thích, nhu cầu, cũng như khẩu vị khác nhau. Do đó, món ăn được trang trí bắt mắt, nhiều màu sắc sẽ hấp dẫn bé ăn nhiều hơn. Vì vậy, bố mẹ hãy chịu khó bỏ một chút thời gian để thiết kế món ăn đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của con.

Bố mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng và phong phú để khiến trẻ cảm thấy thích thú hơn khi đến giờ ăn
Bố mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng và phong phú để khiến trẻ cảm thấy thích thú hơn khi đến giờ ăn

2.5. Tạo thói quen tốt cho em bé lười ăn

Bố mẹ cần tạo cho con thời gian để vận động và tăng cường những hoạt động thể chất. Cho trẻ vui chơi hoặc tham gia tập thể dục là cách giúp bé khỏe mạnh hơn và hạn chế thời gian ngồi ì một chỗ hoặc xem TV.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tập cho con thói quen không ăn vặt, không ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ ngọt và không ăn quá khuya. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, các bạn cần dạy bé cách cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống nước kể cả lúc không khát.

Cuối cùng, phụ huynh nên cho con đi khám định kỳ và thường xuyên ghi lại chỉ số về cân nặng, chiều cao của trẻ. Mục đích là để dễ dàng phát hiện những biểu hiện bất thường như những căn bệnh mới hình thành hoặc cân nặng của trẻ tăng đột biến.

3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Giải pháp vàng cho trẻ lười ăn, biếng ăn

Trẻ lười ăn, biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu là nỗi lo của rất nhiều ông bố, bà mẹ hiện nay. Thấu hiểu điều này, Doppelherz xin giới thiệu với mọi người sản phẩm hiệu quả giúp bé ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường miễn dịch – Kinder Optima.

Nhờ được cung cấp đầy đủ axit amin L-Lysine cùng 17 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tuyệt vời, giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh và toàn diện hơn. Đây là sản phẩm tới từ thương hiệu Doppelherz – thuộc Tập đoàn Queisser Pharma tại Cộng hòa Liên bang Đức. Với lịch sử hơn 100 năm sản xuất và tiêu hóa, Kinder Optima đã chiếm trọn niềm tin của hàng triệu ông bố, bà mẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima là giải pháp vàng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima là giải pháp vàng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Qua bài viết ngày hôm nay, chắc hẳn bố mẹ đã hiểu hơn về nguyên nhân khiến em bé lười ăn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với con yêu của mình. Nếu muốn tìm hiểu thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima của Doppelherz, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline: 18001770 nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh