Phụ nữ mang thai có nhu cầu về các chất dinh dưỡng tăng lên, không chỉ đáp ứng nhu cầu của mẹ mà còn cung cấp các dưỡng chất cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Thiếu máu khi mang thai là tình trạng dễ gặp phải ở nhiều mẹ bầu.
Thiếu máu ở bà bầu là gì?
Thiếu máu ở bà bầu có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất vẫn là thiếu sắt để tạo Hemoglobin (protein quan trọng của hồng cầu). Bình thường chỉ khoảng 5-15% lượng sắt được hấp thu qua đường ăn uống vì vậy cơ thể không cung cấp đủ lượng sắt. Ngoài ra, tình trạng thiếu máu cũng do khi mang thai, bà bầu bị nghén, mệt mỏi thường chán ăn.
Thai kỳ từ tuần 12-24 có nhu cầu hấp thụ nhiều chất sắt từ dưỡng chất của người mẹ cung cấp vào nhưng chế độ ăn không đáp ứng đủ nên gây ra hiện tượng thiếu máu thiếu sắt.
Chính vì vậy, chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu chính là nguyên do khiến mẹ bầu bị thiếu máu. Thông thường, do điều kiện về kinh tế cũng như kiến thức nên phần lớn thai phụ ở vùng miền núi, vùng nông thôn, thường xuyên gặp vấn đề thiếu máu khi mang thai.
Thiếu máu khi mang thai có thật sự nguy hiểm không?
Thiếu máu khi mang thai thật sự nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Bé sẽ bị những ảnh hưởng xấu sau này nếu mẹ bị thiếu máu khi mang thai.
Đối với thai phụ: thiếu máu có thể gây nên thiếu oxy, nguy hiểm hơn, sẽ dẫn đến sảy thai, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, xuất huyết sau sinh (hay còn gọi là băng huyết sau sinh), nhiễm trùng sau sinh.
Đối với trẻ: mẹ bị thiếu máu khi mang thai, có thể sinh non, trẻ nhẹ cân hơn so với bình thường, thậm chí dễ mắc bệnh hơn so với những đứa trẻ thông thường. Đặc biệt. khi mẹ bị thiếu máu thai kỳ ở những tháng đầu, trẻ dễ mắc bệnh tim mạch hơn so với trẻ khác.
Vậy phải khắc phục thiếu máu khi mang thai như thế nào?
Chúng tôi đưa ra nguyên tắc lựa chọn thực phẩm an toàn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, chất sắt cho thai phụ.
Xem thêm: Cách bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai đúng và hiệu quả
Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm bổ máu cho bà bầu tốt nhất
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chất đạm, vitamin, khoáng chất, Axit folic, canxi… là những chất mà bà bầu cần phải bổ sung trong suốt quá trình mang thai. Để giúp bảo đảm sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đáp ứng những tiêu chí vừa nêu.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu đã đạt được cân nặng lý tưởng thì không nên bổ sung thêm năng lượng hay calo. Sau đó, trong 03 tháng tiếp theo, mẹ bầu cần nạp thêm khoảng 300 calo/ngày, và 03 tháng cuối, nạp 450 calo/ngày. Trường hợp mẹ bầu bị thừa hoặc thiếu cân thì cân nhắc lượng calo cần nạp theo chỉ định của bác sĩ.
Quý bạn đọc quan tâm mua sản phẩm bổ sung Axit folic cùng các dưỡng chất thiết yếu dành cho thai kỳ tại link: https://doppelherz.vn/san-pham/vital-pregna/
Nói không với thực phẩm có hại
Thai phụ cần tránh xa rượu vì nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra các khuyết tật hoặc dị tật cho trẻ, có thể khiến trẻ mất khả năng học tập cũng như ảnh hưởng đến vấn đề về cảm xúc ở trẻ. Sử dụng hàng ngày và uống nhiều một lúc trong thời gian mang thai đều gây hại cho em bé.
Sữa và những sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể. Bà bầu vẫn có thể sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa nhưng tốt nhất, bà bầu nên sử dụng thực phẩm chứa canxi và sắt cách nhau ít nhất 2 giờ.
Xem thêm: Những sai lầm nghiêm trọng khi bổ sung canxi không đúng cách
Ngũ cốc nguyên hạt – thực phẩm tốt cho bà bầu
Mì ống, lúa mì, lúa mạch… các sản phẩm chế biến từ lúa mì hoặc yến mạch là thực phẩm giàu gluten. Thành phần gạo lứt có chứa phytates hoặc axit phytic.
Mẹ bầu nên cân nhắc để giảm hoặc ngừng những sản phẩm có chứa cafein. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu tiên nếu mẹ bầu gặp bất kỳ vấn đề gì khi sử dụng những thức uống chứa cafein thì nên dừng sử dụng nó. Chúng ta thường nghĩ cafein chỉ có trong cà phê nhưng thực tế, chất này còn có trong trà, nước ngọt, nước giải khát có ga thậm chí là socola.
Xem thêm: Đồ ăn vặt có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ hay không?
Ăn kiêng là điều không nên thực hiện khi mang thai
Rất nhiều bà mẹ ăn kiêng khi mang thai vì sợ tăng cân hoặc duy trì thói quen ăn kiêng. Nhưng việc ăn kiêng sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến hàm lượng Axit folic, sắt, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất cơ thể cần. Trong một số trường hợp nếu mẹ bầu cần ăn kiêng thì phải bổ sung sắt cho bà bầu theo sự tư vấn của chuyên gia hoặc chỉ định của bác sĩ.
Thực tế, tăng cân lại chính là dấu hiệu tích cực của thai kỳ khỏe mạnh. Để những đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, thai phụ nên ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học. Vì vậy, nếu đang ăn uống không hợp lý, không khoa học và chậm tăng cân thì nên xem lại phương pháp chăm sóc thai nhi của mình.
Xem thêm: Dưỡng chất dành cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ để mẹ khỏe mạnh, con thông minh
Chia 03 bữa ăn chính thành những bữa ăn nhỏ
Để hạn chế những cảm giác chán ăn, khó tiêu, nôn ói… mẹ bầu có thể áp dụng chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ (4-5 bữa) rải rác trong ngày. Khi mang thai nồng độ hormone tăng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng ốm nghén của thai phụ. Thai nhi phát triển sẽ tạo ra sự chèn ép dạ dày, các cơ quan tiêu hóa gây nên cảm giác đầy bụng, buồn nôn, kén ăn.
Nếu bạn cảm thấy rất đói giữa những bữa ăn chính thì mẹ bầu có thể sử dụng những món gì có thể dùng lúc đó. Tuy nhiên, nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp mẹ bầu cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.
Thức ăn nhẹ tuy cũng tốt cho cơ thể, nhưng mẹ bầu nên lựa chọn một cách thông minh. Bà bầu nên hạn chế ăn vặt bởi nó không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể mặc dù có thể đáp ứng được lượng calo.
Xem thêm: 101 loại trái cây bà bầu không nên ăn trong quá trình thai kỳ
Tăng cân dần dần
Như bạn đã biết, trong thời gian mang thai, tăng cân và theo dõi số cân nặng là việc làm cần thiết và quan trọng. Đặc biệt vấn đề thừa cân thiếu cân luôn là vấn đề thường gặp ở mẹ bầu mang song thai. Lúc này, mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định tăng hoặc giảm cân của bác sĩ.
Trước khi sinh, bạn cần bổ sung khoáng chất
Tùy vào nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ cần bổ sung vitamin và khoáng chất nào, với hàm lượng bao nhiêu. Vì chắc chắn, lượng dinh dưỡng trong những bữa ăn không cung cấp đủ cho cơ thể. Đặc biệt, phải bổ sung dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ nếu mẹ bầu gặp một số bệnh lý về tiểu đường, tiểu đường thai kỳ hay thiếu máu hoặc ăn chay.
Mẹ bầu cần lưu ý nếu không được sự đồng ý, tư vấn của bác sĩ, bạn không được tự ý bổ sung vitamin và khoáng chất vì nó sẽ đem đến những tác hại khôn lường cho cả bạn và bé.
Thỉnh thoảng bổ sung vị ngọt cho cơ thể
Những thực phẩm có đường như: thức ăn nhẹ đóng gói, hoa quả tráng miệng chứa đường… không nên sử dụng nhiều trong bữa ăn của bà bầu. Nói như vậy không có nghĩa là mẹ bầu loại bỏ nó 100%. Thỉnh thoảng bạn vẫn có thể ăn một loại snack mới, thức ăn nhanh, sinh tố (chuối, bơ…), kem trái cây ít hoặc không béo…
Các loại thức ăn bổ sung sắt cho bà bầu
Thịt bò: là nguồn cung cấp sắt tốt nhất. Theo nghiên cứu, có khoảng 1,5mg sắt trong 85 gr thịt bò. Để phòng ngừa bị nhiễm khuẩn, mẹ bầu nên ăn thịt bò được nấu chín kỹ.
Thịt gà: là một trong những món ăn bổ sung sắt cho bà bầu hữu hiệu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý chọn thịt sạch và phải chế biến kỹ để tránh vi khuẩn gây hại.
Các loại cá: đây là thực phẩm giàu Omega-3, để cung cấp hàm lượng sắt tốt cho cơ thể cũng như phòng ngừa một số bệnh về tim mạch, đột quỵ, huyết áp…
Động vật thân mềm có vỏ: nghêu, sò, hến… rất giàu dinh dưỡng và phù hợp cho mẹ bầu. Ví dụ có 28 mg sắt trong 100 gram nghêu, giúp bổ sung sắt cho bà bầu.
Bông cải xanh: thực phẩm này không chỉ chứa sắt mà còn có hàm lượng lớn vitamin C giúp quá trình hấp thụ sắt tốt hơn.
Tham gia group cập nhật các thông tin và thắc mắc sức khỏe: Tâm sự mẹ bỉm sữa
Các loại hạt: Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca… chứa rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển cơ thể và trí tuệ của thai nhi.
Chocolate đen: giúp lưu thông máu được cải thiện, tim và não nhận được lượng máu tốt hơn
Bí đỏ: protein, canxi, amino acid, các loại vitamin… có rất nhiều trong bí đỏ bổ sung và phòng ngừa thiếu máu.
Trứng gà: Trứng gà có hàm lượng chất khoáng phong phú như: natri, kali, photpho, sắt, magie cùng các loại vitamin nhóm B, A, D, acid folic, choline, đặc biệt là nhiều omega 3, protein.
Xem thêm: Vital Pregna bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ khỏe mạnh
Lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Lượng sắt trong những thực phẩm vừa nêu trên rất dồi dào, thích hợp bổ sung cho bà bầu bị thiếu máu. Tuy nhiên, khi chế biến thực phẩm sẽ khiến không hấp thụ đủ hàm lượng sắt. Để đem lại hiệu quả cao nhất, các mẹ bầu cần cân nhắc sử dụng kết hợp thêm cùng những thực phẩm chức năng khác.
Những thực phẩm có chứa Oxalate như chocolate, mùi tây, cải xoắn… không nên hoặc hạn chế bổ sung vào bữa ăn của những bà bầu bị thiếu máu.
Bia, cà phê, táo… những thực phẩm chứa Tanin cũng nên hạn chế sử dụng vì chúng cũng gây cản trở quá trình hấp thu sắt.
Lưu ý, không sử dụng sắt và canxi cùng nhau hoặc liền nhau. Để quá trình hấp thụ sắt được tốt nhất, mẹ bầu cần dùng canxi và sắt cách nhau khoảng 3-4 tiếng.
Cần thăm khám, kiểm tra định kỳ vừa để theo dõi tình trạng thiếu hoặc thừa sắt, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Với những thông tin vừa cung cấp, Doppelherz chúc mẹ bầu có đầy đủ kiến thức về thiếu máu khi mang thai và có các khắc phục, bổ sung thật tốt.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu để tốt cho cả mẹ và bé
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ